Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn ...::: TEEN :::...

::: NGÀ @ HẢI @ TAMMY @ ANTHONY :::
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi

Go down 
Tác giảThông điệp
daokimloan
Thành Viên Ưu Tú
Thành Viên Ưu Tú



Tổng số bài gửi : 45
Points : 73
Reputation : 0
Join date : 04/08/2012

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi Empty
Bài gửiTiêu đề: Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi   Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi I_icon_minitimeSun Aug 05, 2012 11:54 am

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi.


Có thể ăn củ cải, măng, lê, tỳ bà... Củ cải và hạt cải là các vị thuốc thường dùng trong Đông y. Hạt cải gọi là "la bạc tử" có tác dụng giải đờm, tiêu thực.

Nếu là ho khan, không có đờm, nên ăn những thực phẩm có tác dụng nhuận phế, như lê, mật ong, mộc nhĩ trắng...



Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi 051906a69fef037764967b668a7e8e26


Củ cải, thực phẩm tốt cho người bị bệnh phổi



Ho ra máu là triệu chứng thường thấy, có thể ăn ngó sen tươi hoặc uống nước ngó sen có tác dụng rất tốt. Quả hồng, sò biển có tác dụng phụ trợ điều trị ho ra máu. Lấy hoa đậu tằm pha trà uống cũng rất tốt, có tác dụng khai vị.

Món súp vịt già được nấu từ vịt, thịt chân giò hun khói, có tác dụng tốt với bệnh nhân ung thư phổi. Vịt dưỡng âm, thích hợp với người âm hư. Thịt chân giò hun khói có lợi cho việc phục hồi sức khoẻ. Măng còn có tác dụng tiêu đờm. Hơn nữa, món này có hương vị tươi ngon, có thể tự làm tại nhà, nhưng không được nấu quá béo, dễ ảnh hưởng đến tiêu hoá.

Đông trùng hạ thảo nấu vịt là món ăn tốt cho người ung thư phổi. Đông trùng hạ thảo có tác dụng ích khí bổ âm, bổ ích phế, gan, thận.

Dưới đây là một số món ăn bổ trợ chữa trị bệnh ung thư phổi:

Sa sâm ngọc trúc nấu với vịt

Nguyên liệu: Sa sâm 30g, ngọc trúc 30g, nửa con vịt hoặc một con, muối ăn, hành, gừng, mỗi thứ một ít.

Cách nấu: Vịt làm sạch, mổ lấy đồ lòng ra; sa sâm, ngọc trúc rửa sạch, bỏ chung vào nồi nấu với vịt, thêm nước lã, muối ăn, hành, gừng vừa phải đun lửa liu riu trên một giờ cho đến khi vịt chín.

Nước xuyên bối ngọc trúc

Nguyên liệu: Xuyên bối từ 9g , ngọc trúc 15g, đường phèn 25g.

Cách nấu: Để xuyên bối, ngọc trúc, đường phèn vào nồi đất, đổ thêm nước sạch vào nấu cho sôi lên. Để ấm uống mỗi ngày 2 lần, uống lâu sẽ có hiệu nghiệm.

Hồng táo hầm cá lóc

Nguyên liệu: 1 con cá lóc, hồng táo 3 quả, gừng sống 2 miếng.

Cách nấu: Mổ bụng cá tươi lấy ruột, rửa sạch, để vào nồi đất, đổ thêm 7 chén nước vào, bỏ hồng táo và gừng sống vào nồi, nấu với lửa liu riu, còn khoảng 2 chén nước bắc nồi xuống. Ăn sáng và chiều, một tuần ăn 3 lần.

Hoài sơn, bách hợp chưng với lươn Nguyên liệu: Lươn từ một tới hai con (khoảng 250g), hoài sơn dược 30g, bách hợp 30g, muối ăn, bột ngọt, chút ít hành gừng. Cách nấu: Mổ bụng lươn lấy ruột ra, rửa sạch, cắt thành khúc dài, bỏ vào tô cùng với bách hợp, hành, gừng, đặt tô vào nồi chưng cho chín. Trước khi ăn có thể thêm bột ngọt. Ăn tuỳ thích.

Canh thịt nạc

Nguyên liệu: Bạch cập 30g, ý dĩ nhân 20g, thiên hoa phấn 16g, bạch anh 18g, ngư tinh thảo 30g.

Cách nấu: Cho dược liệu cùng 3 bát nước, ninh kỹ chắt lấy nước, thịt nạc 100g thái miếng cho vào nấu cùng với nước thuốc rồi ăn như canh.

Cá trích nấu củ cải

Nguyên liệu: Cá trích sống 1 con (nặng 300g) củ cải 200g, muối ăn, bột ngọt, hành, gừng, mỗi thứ một chút.

Cách nấu: Mổ bụng cá, lấy hết đồ lòng, để nguyên vảy, củ cải gọt vỏ, cắt thành cục, bỏ chung vào nồi, thêm muối, hành, gừng, nước nấu chung, lửa riu riu, nấu chín, thêm chút bột ngọt vào là ăn được.





=================================================






Ung thư phổi là một trong những bệnh thường thấy về ung thư, theo thống kê thì bệnh này đứng vị trí thứ hai chỉ sau ung thư dạ dày.
Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi UngthuphoiTheo y học phương đông, nguyên nhân gây bệnh do cả bên ngoài và bên trong. Nguyên nhân bên ngoài là do tà khí và tà độc; nguyên nhân bên trong là do sự tích trữ độc ở lục phủ ngũ tạng, chính khí hư nhược.

Cơ chế sinh bệnh là huyết ứ, đờm ngưng, thấp tụ, tà độc quyện vào nhau gây ra bệnh. Hiện nay, theo ý kiến của các nhà khoa học, bệnh này phát ra có liên quan tới bầu không khí ô nhiễm của môi trường, khí thải của công nghiệp, nghiện thuốc lá, và còn liên quan chặt chẽ tới vấn đề ăn uống.

Nếu hằng ngày nghiện thuốc lá, ngoài yếu tố gây ung thư do các chất độc hại trong thuốc lá gây ra, còn làm cho hàm lượng vitamin C trong cơ thể tụt xuống, ảnh hưởng đến sức đề kháng chống bệnh tật của cơ thể. Trong ăn uống, do ăn quá nhiều thịt các loại và ăn nhiều chất tanh, ăn rất ít rau tươi, trái cây, lượng vitamin C đưa vào không đủ, sẽ dễ gây ra ung thư cục bộ ở hệ thống hô hấp. Vì vậy, đa số học giả cho rằng vấn đề kiêng kỵ ăn uống trong quá trình điều trị bệnh ung thư phổi là vấn đề rất quan trọng và là một mặt có liên quan đến vấn đề dự phòng về sau của bệnh.

Vậy các thức cần kiêng kỵ trong ăn uống đối với người bệnh ung thư phổi là gì?

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi Bothuocla_1Trước hết phải kiêng hút thuốc lá: Hút thuốc không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm cho hàm lượng vitamin ở từng bộ phận của đường hô hấp xuống thấp, khiến chứng ung thư khuếch tán hoặc bệnh tình nặng thêm. Hơn nữa thuốc lá là thứ tân nhiệt, chứa những tạp chất độc hại như nicotin, gây ra sự kích thích xấu đối với phổi và khí, phế quản, nhất là đối với những trường hợp đang ủ bệnh ung thư; khiến niêm mạc đường hô hấp tăng tiết nhiều, đờm thấp tích tụ không ngừng, đồng thời còn tăng thêm những chất gây ung thư.

Y học phương đông đã sớm chỉ ra rằng, hút thuốc lá sẽ hun đốt làm tổn thương lá phổi, khiến đờm thấp không ngừng sinh ra và ngưng tụ, gây ra ho, đờm nhiều, khạc ra máu, khí cấp tăng lên dữ dội, từ đó bệnh tình ngày càng xấu đi, có thể mau đi đến tử vong.

Việc kiêng kỵ trong ăn uống cũng rất quan trọng đối với việc phòng bệnh và chữa bệnh ung thư phổi. Biểu hiện lâm sàng của bệnh này không hoàn toàn giống nhau, cần phải tùy theo triệu chứng và bệnh tình của từng người mà áp dụng biện chứng và thực hành kiêng kỵ. Ví dụ, triệu chứng chủ yếu là đờm nhiều, có thể căn cứ vào màu sắc của đờm, độ đặc của đờm và có dễ khạc ra hay không để quyết định kiêng kỵ những thứ gì.

Nếu đờm trắng ở trạng thái bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng và nhầy, hoặc sợ lạnh thì nên từ góc độ hóa đờm kiện tỳ mà chọn thức ăn, kiêng ăn các thứ dầu mỡ ngậy béo, tẩm bổ, hàm lượng chủ yếu là thịt mỡ, gà béo, vịt béo, tôm, cua, cá hồi, các hải sản tanh và uống các thứ lạnh, đồng thời kiêng các thứ lấp khí sinh đờm như lạc, khoai lang; nếu không sẽ trợ thấp sinh đờm làm bệnh nặng thêm.

Nếu đờm sắc vàng, tương đối đặc, khó khạc nhổ, kèm theo rêu lưỡi vàng và nhầy, thuộc về bệnh phổi bị đờm nhiệt lấp tắc thì nên chọn các thức vừa hóa được đờm lại vừa có tác dụng thanh nhiệt (như quả lê, đường phèn hầm củ cải, quả hồng...); kiêng ăn các thức ngậy béo, thức cay, các thức ăn chiên rán hun nướng (như thịt mỡ, thịt dê, chả lợn nướng, thịt quay, bánh rán, hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu) đồng thời cần kiêng hồ đào, lạc là những thứ bổ phế và thận.

Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thức trên, còn phải kiêng các thức thô ráp và cấm dùng những cách nấu nướng như rán, nướng, quay, hun...

Nếu người có thể chất hư nhược, hằng ngày nên ăn uống các thứ ngọt mà bình hòa hoặc ngọt ôn, giàu dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa là thích hợp, như thịt lợn nạc, thịt bò hầm suông, cháo hạt sen và ý dĩ, trong khi tẩm bổ cũng cần coi trọng vấn đề kiêng kỵ.

Nếu có triệu chứng bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, tỳ hư thấp nặng thì khi tẩm bổ phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, các loại đường là những thứ nhầy dính, dưỡng âm, để tránh trợ thấp. Hằng ngày cần kiêng các thức dưa muối, trái cây sống lạnh và các thức dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm.

Nếu là âm hư, bên trong nhiệt, miệng khát, người gầy, lưỡi đỏ, khạc ra máu thì cấm ăn các thức ăn cay, động hỏa, hại âm.

Nếu lưỡi bè, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhầy, mạch trầm và hoãn là tâm dương không phấn chấn, tỳ hư, thấp tụ, nên kiêng các thức dầu mỡ ngậy béo, mùi vị đậm.

Nếu khí hư rõ rệt, tức là hư nhược mà phải dùng các thuốc bổ như nhân sâm thì cần kiêng ăn cải củ, uống trà đặc.

Người bị bệnh ung thư phổi sau khi đã điều trị bằng phóng xạ, bằng hóa chất, thấy xuất hiện phản ứng ở đường tiêu hóa, ăn uống không phấn chấn hoặc tháo dạ thì theo nguyên tắc ăn uống thanh đạm, dùng các thứ tươi mới, không có dầu mỡ, kiêng kỵ thật chặt chẽ các thứ bổ có chất dầu mỡ ngậy béo vị đậm.

Không thể cho rằng sau khi điều trị bằng phóng xạ và bằng hóa chất, thân thể đã hư rồi, áp dụng thuyết đại bổ đưa gà, vịt, thịt, cá vào; cũng không thể vì lý do ăn uống không phấn chấn rồi dùng cách chế biến rán, nướng, hun, quay, càng không thể cho người bệnh ăn uống các thức thơm, cay để kích thích tính thèm. Lúc này, nếu không nhấn mạnh việc kiêng kỵ trong ăn uống thì chẳng những gây thêm những phản ứng nặng sau khi điều trị bằng phóng xạ và hóa chất mà còn gây ra sự suy thoái công năng tỳ vị, làm bệnh tình nặng hơn.

Tóm lại, người bị ung thư phổi hằng ngày phải coi trọng việc kiêng kỵ trong ăn uống, đừng cho rằng bệnh này thuộc hệ thống hô hấp, không ảnh hưởng tiêu hóa, rồi không chú ý kiêng kỵ, làm ảnh hưởng đến công hiệu điều trị, thậm chí làm cho bệnh tái phát hoặc bệnh tình nặng thêm.

(Theo TreToday)



===================================================

trị bệnh cho mình


Khi tìm đến căn nhà nhỏ trên phố Lương Yên, tổ 9, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi thấy tấm biển: nhà chữa bệnh đa khoa từ thiện Nguyễn Minh Tuấn. Ông chữa bệnh miễn phí nội trú và ngoại trú bằng phương pháp nhịn ăn và phương pháp ăn uống dưỡng sinh.

Nhìn dáng đi nhanh nhẹn, leo gác xép thoăn thoắt, không ai nghĩ rằng, trước đây ông Tuấn đã từng bị u phổi và trải qua giai đoạn thập tử nhất sinh.

Bằng giọng oang oang, đại úy Minh Tuấn kể, tháng 8/1983, tự dưng ông thấy người mệt mỏi, gầy sút, khó thở khi lên xuống cầu thang nên đi khám và nằm điều trị tại khoa Đông y của Bệnh viện TW Quân đội 108.

Vì nghi bị viêm phế quản, ông được TS.BS Lê Minh, chủ nhiệm khoa chỉ định chụp CT phổi và thấy có một khối mờ ở đỉnh phổi bên phải, với kích thước 5cm thực sự là một cú sốc lớn trong đời.

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi Images31798_tuan
25 năm nay, ông Tuấn hoàn toàn khỏe mạnh
GS.BS. Lê Minh đã hướng dẫn ông thực hiện phương pháp chữa bệnh bằng nhịn ăn và ăn gạo lứt, muối vừng. Ông rất tin tưởng vào phương pháp này, nhưng bệnh viện không đồng ý, chuyển ông sang khoa ngoại để phẫu thuật. Ông viết đơn xin ra viện để về tự chữa bệnh.

Vừa nói, ông vừa đưa cho chúng tôi xem giấy ra viện ngày 20/8/1983, do BS Nguyễn Hồng Nhơn, Viện trưởng ký với kết luận: "u thùy trên phải phổi. Đã thuyết phục bệnh nhân điều trị nhưng bệnh nhân không chịu thực hiện gì về thuốc men cũng như thực hiện các xét nghiệm theo dõi và điều trị. Bệnh nhân thiết tha và đã làm đơn xin ra viện để tự điều trị bệnh của mình và chịu trách nhiệm với bệnh tật...”

Bỏ qua mọi lời can ngăn của gia đình và bạn bè, ông quyết tâm "sống hay chết" cũng bằng phương pháp chữa bệnh này. Bằng ý chí và cả nghị lực, hàng ngày, ông vẫn đi làm thực hiện ăn cơm gạo lứt muối vừng từ 1/12/1983 - 30/3/1984. Mỗi ngày chỉ ăn hai bữa (bữa sáng 1 bát, bữa trưa hai bát), nhịn ăn bữa chiều và chủ nhật nhịn cả ngày, hạn chế uống nước tối đa, chỉ uống một ít khi khát.

Sau 4 tháng, ông cao 1m72 nhưng cân nặng chỉ 40 kg. Thấy sức khỏe của ông quá suy sụp, bệnh viện đã quyết định đình chỉ công tác, đưa xe tới nhà và ép ông vào viện. Khi chụp phim khối u biến mất.

Niềm tin

GS.BS Lê Minh khẳng định, lúc đó ông Tuấn đã bị ung thư phổi. Vì sự cương quyết của bệnh nhân, nên bệnh viện cho ra viện. Vì phương pháp này vẫn chưa được khoa học chứng minh nên còn nhiều tranh cãi, bệnh viện không thể chỉ định điều trị. Trường hợp của đại úy Tuấn là ca đầu tiên ở Việt Nam khỏi bệnh bằng phương pháp này.

Năm 1987, ông lại bị ho và sốt. Biết bệnh tái phát, ông đã nhịn ăn, chỉ uống nước trắng khi thấy khát. Sau 5 ngày hết sốt và 10 ngày hết ho. “Bố tôi thường xuyên kiểm tra sức khỏe dù tôi vẫn tỉnh táo, minh mẫn. Trời mùa hè, gia đình phải trải chăn cho tôi nằm vì cơ thể tôi như xác ve (37 kg) không thể nằm trên chiếu được.


Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi Images31801_giay chuan
Giấy ra viện của ông Tuấn
Tôi định nhịn 60 ngày, song nhìn cảnh cả gia đình lo lắng, sụt sùi tôi đành ăn trở lại. Từ đó, bệnh hoàn toàn biến mất, thậm chí cả 4 bệnh mạn tính đã đeo đẳng tôi suốt 20 năm như táo bón, viêm loét dạ dày (đã một lần chảy máu), thấp khớp, trĩ đều khỏi”.

Từ khi khỏi bệnh, ông đã hướng dẫn cho hơn 2.000 người qua điện thoại và thư, trực tiếp theo dõi hàng trăm trường hợp, có người nhịn ăn 7 ngày, có người 58 ngày. Có những bệnh nhân chỉ sau một đợt nhịn ăn đã lành bệnh, nhưng có những bệnh nhân phải nhịn ăn nhiều đợt mới giải quyết được.

Theo ông, phải kết hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp: ăn uống dưỡng sinh và nhịn ăn. Không được coi nhẹ một phương pháp nào. Kết quả trị bệnh mạnh hay yếu, nhanh khỏi hay không phụ thuộc vào sự kết hợp này và đặc biệt là niềm tin của người bệnh.



GS.TS. Nguyễn Ngọc Kha, nguyên Trưởng Khoa Ngoại, BV K:
Cần được nghiên cứu
Không phải tất cả các bệnh nhân ung thư đều nguy hiểm, có nhiều bệnh có thể tự khỏi như u xơ... Các phương pháp dưỡng sinh có đóng góp rất nhiều trong công tác điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân có niềm tin, được nghỉ ngơi lấy lại sự cân bằng trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh.

Cũng có người chữa khỏi bệnh bằng phương pháp nhịn ăn hoặc ăn gạo lứt muối vừng song đó vẫn chỉ là sự tự công bố, chưa đủ cơ sở khoa học.

Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại mới có thể áp dụng được. Thực tế, nhịn ăn thường làm cho cơ thể suy kiệt. Tôi đã gặp không ít người bệnh ăn gạo lứt muối mè đã phải vào cấp cứu trong tình trạng suy kiệt, truỵ tim mạch, tay chân lạnh, huyết áp giảm...
Về Đầu Trang Go down
daokimloan
Thành Viên Ưu Tú
Thành Viên Ưu Tú



Tổng số bài gửi : 45
Points : 73
Reputation : 0
Join date : 04/08/2012

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi   Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi I_icon_minitimeSun Aug 05, 2012 11:58 am

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi 2006_04_10955499_9
Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi 2006_04_10955499_9
Bệnh nhân ung thư phổi không nên ăn lạc (da.gov.ph



googletag.display('div-gpt-ad-1333798638995-2');


).
Bệnh nhân ung thư phổi không nên ăn lạc

Bệnh nhân ung thư phổi nếu có nhiều đờm trắng dạng bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng, nhầy hoặc sợ lạnh thì nên kiêng ăn các món nhiều mỡ, hải sản, lạc, khoai lang.
Sự phát sinh ung thư phổi có liên quan tới không khí ô nhiễm, chứng nghiện thuốc lá và chế độ ăn uống. Người nghiện thuốc lá ngoài việc hấp thu chất độc của thuốc còn bị giảm lượng vitamin C trong cơ thể, khiến sức đề kháng sa sút. Chế độ ăn quá nhiều thịt và chất tanh, ít rau tươi cũng khiến lượng vitamin C đưa vào không đủ, dễ gây ra ung thư cục bộ ở hệ thống hô hấp.
Vì vậy, nhiều nhà chuyên môn cho rằng kiêng kỵ ăn uống là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị ung thư phổi.
Trước hết, phải kiêng thuốc lá: Hút thuốc làm cho hàm lượng vitamin ở từng bộ phận của đường hô hấp xuống thấp, khiến chứng ung thư khuếch tán hoặc bệnh tình nặng thêm. Hơn nữa, thuốc lá là thứ tân nhiệt, chứa những tạp chất độc hại như nicotin, gây ra sự kích thích xấu đối với phổi và khí-phế quản, nhất là đối với những trường hợp đang ủ bệnh ung thư. Nó khiến niêm mạc đường hô hấp tăng tiết nhiều, đờm ngưng tích tụ không ngừng, đồng thời còn tăng thêm những chất gây ung thư.
Y học phương Đông đã sớm chỉ ra rằng: Hút thuốc lá sẽ hun đốt làm tổn thương lá phổi, khiến đờm thấp không ngừng sinh ra và ngưng tụ, gây ra ho, đờm nhiều, khạc ra máu, khí cấp tăng lên dữ dội, từ đó bệnh tình ngày càng xấu đi, có thể chóng đi đến tử vong.
Về kiêng kỵ trong ăn uống, phải tùy theo triệu chứng và bệnh tình của từng người. Nếu triệu chứng chủ yếu là đờm nhiều, có thể căn cứ vào màu sắc của đờm, độ đặc của đờm và có dễ khạc ra hay không để quyết định kiêng kỵ những thứ gì.
Đờm trắng ở trạng thái bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng và nhầy, hoặc sợ lạnh: Kiêng ăn các thứ dầu mỡ ngậy béo, quá bổ dưỡng như thịt mỡ, gà béo, vịt béo, tôm, cua, cá hồi, các hải sản tanh. Không uống các thứ lạnh, kiêng lạc, khoai lang vì chúng gây đờm, làm bệnh nặng thêm.
Nếu đờm vàng, tương đối đặc, khó khạc nhổ, kèm theo rêu lưỡi vàng và nhầy, nên chọn các thức ăn vừa hóa được đờm lại vừa có tác dụng thanh nhiệt như quả lê, đường phèn hầm củ cải, quả hồng... Kiêng ăn các thức ngậy béo, cay (hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu), đồ hun nướng. Kiêng hồ đào, lạc.
Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thức trên, bệnh nhân còn phải kiêng các thức thô ráp và cấm dùng đồ rán, nướng, quay, hun...
Nếu thể chất hư nhược, nên ăn uống các thứ ôn hòa, giàu dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa như thịt lợn nạc, thịt bò hầm suông, cháo hạt sen và ý dĩ. Trong khi tẩm bổ cũng cần coi trọng vấn đề kiêng kỵ. Nếu bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh, dầu mỡ ngậy béo. Nếu miệng khát, người gầy, lưỡi đỏ, khạc ra máu thì cấm ăn các thức cay, động hỏa, hại âm. Nếu người hư nhược đến độ phải dùng các thuốc bổ như nhân sâm thì cần kiêng ăn cải củ, uống trà đặc.
Người bị ung thư phổi đã xạ hoặc hóa trị nếu thấy chán ăn hoặc tiêu chảy thì nên ăn uống thanh đạm, dùng các thứ tươi mới, không có dầu mỡ, ăn thứ bổ vừa phải. Việc không chú ý kiêng kỵ trong ăn uống chẳng những gây thêm phản ứng nặng sau khi điều trị bằng phóng xạ và hóa chất mà còn làm suy thoái công năng tỳ vị, khiến bệnh tình nặng hơn.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Về Đầu Trang Go down
daokimloan
Thành Viên Ưu Tú
Thành Viên Ưu Tú



Tổng số bài gửi : 45
Points : 73
Reputation : 0
Join date : 04/08/2012

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi   Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi I_icon_minitimeSun Aug 05, 2012 12:00 pm

'Nên là người bệnh ung thư đủ dinh dưỡng, hơn để suy kiệt, chết mòn'

Các khối u ác tính hình thành trong cơ thể có cơ chế tự dưỡng, người bệnh có đủ dinh dưỡng hay không thì khối u vẫn phát triển. Cách tốt nhất để ngăn suy kiệt, phối hợp với các giải pháp điều trị, là ăn uống đủ chất và phù hợp.

Đây là lời khuyên của Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa ung thư Vũ Văn Vũ và Tiến sĩ, bác sĩ dinh dưỡng Lưu Ngân Tâm, khi tư vấn trực tuyến trên VnExpress.net về nhận biết ung thư phổi, gan, dạ dày, sáng nay. Hơn 3.000 câu hỏi đã được độc giả từ khắp nơi gửi đến nhờ các bác sĩ giải đáp.

- Sau những cuộc nhậu, dạ dày tôi tiết axit rất nhiều, chướng bụng, ăn không tiêu, tôi thường dùng malox để trung hòa axit, hiện nay lúc nào dùng nhiều rượu bia thì tôi lại bị, xin hỏi có phải triệu chứng ung thư không? (Nam, 30 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội)

- Phó chủ nhiệm bộ môn ung bướu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Vũ: Các rối loạn đường tiêu hóa trên như bạn vừa kể có thể do nhiều bệnh lý gây ra, trong đó có ung thư bao tử. Tuy nhiên, các dấu hiệu bạn vừa kể thường gặp nhất trong hội chứng viêm dạ dày tá tràng. Bạn nên khám chuyên khoa để được điều trị thích hợp và chỉ định tầm soát phát hiện sớm ung thư bao tử như nội soi, chụp bao tử cản quang.

- Sau khi đã điều trị ung thư dạ dày (cắt 3/4 + truyền hóa chất 12 lần) thì chế độ ăn uống của người bệnh có cần phải lưu ý gì không? Làm thế nào để biết được mình đã khỏi bệnh hay chưa? Xin cám ơn. (Trần Quang Phú, 41 tuổi, Nghệ An)

- Tiến sĩ, Bác sĩ Lưu Ngân Tâm: Sau quá trình điều trị này, bạn nên lưu ý vấn đề ăn uống tại nhà như sau:

1. Không nên ăn no cho mỗi cữ, nên ăn ít và chia làm nhiều bữa trong ngày vì ăn nhiều sẽ gây đau bụng.

2. Lựa chọn thức ăn dễ tiêu, tránh nhiều dầu mỡ.

3. Hạn chế những thức ăn, thức uống quá ngọt bởi vì khi dùng những thức ăn này với một lượng nhiều có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn, kế đến là hạ đường huyết và dẫn đến những triệu chứng có thể có như: chóng mặt, mệt mỏi, vã mồ hôi. Nếu nặng có thể gây hôn mê do hạ đường huyết.

4. Nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm trong ngày, đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt thực phẩm chứa nhiều Vitamin và khoáng chất.

5. Nên vận động nhẹ để cải thiện tình trạng biếng ăn, tình trạng trầm cảm nếu có và phục hồi dần tình trạng teo cơ nếu có.

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi BS-Vu-7
Hai chuyên gia đang trả lời trực tuyến câu hỏi của độc giả tại tòa soạn VnExpress.net ở TP HCM. Ảnh: Thiên Chương
- Công việc của tôi khá áp lực. Tôi biết loét hành tá tràng vào năm 1997 (+ tính khuẩn Helicobacter Pylori), điều trị dứt nhưng sau đó lại tái phát nhiều lần. Những tháng gần đây tôi thường hay căng cứng vùng thượng vị, hay ợ chua, ăn uống bình thường nhưng không thấy tăng cân (nặng 60 ký, cao 1,67m), đi phân thường xỉn màu, ngủ không sâu. Tôi không nhậu nhẹt, không hút thuốc lá. Xin hỏi về lâu dài có dẫn đến ung thư dạ dày không? Phải làm xét nghiệm gì? Ở đâu? (Nguyễn Hải Lâm, 45 tuổi, TP HCM)

- BS Vũ: Hiện nay người ta biết tình trạng nhiểm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) ở dạ dày mạn tính là yếu tố nguy cơ gây ra ung thư bao tử. Do vậy, bạn nên chú ý việc đi khám để được phát hiện sớm bệnh ung thư bao tử bằng các nghiệm pháp chuyên môn. Để chẩn đoán sớm ung thư bao tử người ta thường áp dụng nội soi bằng ống mềm. Kỹ thuật này có thể thực hiện ở nhiều cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa, nội soi, ung bướu...

- Tôi là nam, năm nay 35 tuổi, làm công việc văn phòng. Với chiều cao 1m73 và cân nặng 82 kg, tôi bị nhiều người chê là béo. Với thói quen hút khoảng 10-12 điếu thuốc/ngày, gần đây tôi có cảm giác đau nhói bên ngực phải, đặc biệt khi vận động mạnh như chạy thể dục buổi sáng... Đi khám sức khỏe tổng thể thì kết quả nói chung là ổn. Xin giải thích rõ về nguy cơ mắc bệnh đối với những người ở lứa tuổi như tôi. (Nguyen Phong, 35 tuổi, TP HCM)

- BS Vũ: Những người trung niên có các yếu tố thể tạng như: béo phì, hút thuốc, uống rượu bia, làm việc căng thẳng, ít vận động thể chất... có nguy cơ cao mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư... Triệu chứng đau bên ngực phải khi vận động mạnh thường gợi ý bệnh lý tim mạch (bệnh mạch vành) và một vài bệnh lý khác. Bạn nên ngưng ngay hút thuốc, hạn chế rượu bia, thiết lập chế độ làm việc, dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao cho thích hợp và đi khám sức khỏe để được tư vấn hướng dẫn về vấn đề này.

- Tôi bị mắc bệnh viêm gan C từ cách đây 13 năm, đến nay tôi thường bị đau sườn bên phải. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, đến nay bệnh của tôi đã ở vào tình trạng nào? Nghe nói bệnh gan C tuổi thọ dài nhất của con người khi đã nhiễm bệnh thì kéo dài được 20-30 năm. Vậy tôi được sống thêm bao nhiêu năm nữa. Năm nay tôi 32 tuổi sức khỏe cũng tương đối bình thường. Mong chờ câu trả lời sớm từ bác sĩ. (Dungvi0301, 32 tuổi, TP HCM)

- BS Vũ: Bệnh viêm gan C có diễn tiến mạn tính với một tỷ lệ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Việc theo dõi và điều trị cần được thực hiện ở cơ sở chuyên khoa. Do vậy, để biết bệnh đang ở tình trạng nào bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa viêm gan để được tư vấn, hướng dẫn điều trị cũng như đánh giá tiên lượng bệnh cho chính xác.

- Tôi mắc viêm gan siêu vi B, uống thuốc điều trị 2 năm nhưng chưa khỏi hẳn (không hút thuốc và uống rượu bia). Xin bác sĩ cho tôi biết vì sao tôi lại mắc bệnh này? Gia đình tôi: ba, mẹ, ông, bà đều không có bệnh. Anh em tôi có 6 người thì có đến 3 người mắc bệnh. Bệnh này có khó trị không và khi hết có bị tái trở lại không? Cảm ơn bác sĩ và chương trình của báo. (Huynh Ngoc Duong, 23 tuổi, Đà Nẵng)

- BS Vũ: Bệnh viêm gan siêu vi B được lây truyền theo 2 kiểu dọc và ngang qua đường huyết thanh. Bệnh lây truyền từ mẹ sang con (kiểu dọc) hoặc qua tiếp xúc với người mang virus trong cộng đồng. Việt Nam có tỷ lệ người lành mang virus B khá cao (10-25% tùy theo cộng đồng). Tại Việt Nam, với bối cảnh nhà ở chật chội, điều kiện vệ sinh cá nhân kém, sự lây lan viêm gan B ngoài kiểu dọc còn có thể qua kiểu ngang như: vợ chồng lây qua đường sinh dục, các cá thể trong gia đình lây qua việc sử dụng chung các vật dụng: bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn uống. Hai thập niên qua đã có những tiến bộ rất phấn khởi trong phòng ngừa và điều trị viêm gan B, bệnh có thể trị khỏi. Việc theo dõi và điều trị đòi hỏi rất nhiều vấn đề liên quan đến thuốc men, nếp sống, dinh dưỡng... Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi BS-Vu-2
Bác sĩ Vũ: "Chế độ ăn uống và nếp sống là một phương thức hữu hiệu để trị bệnh ung thư: siêng năng vận động, tránh béo phì, khẩu phần ăn uống thích hợp". Ảnh: Thiên Chương
- Tôi năm nay 32 tuổi, buổi sáng ngủ dậy hay mệt, đi xét nghiệm máu thì men gan cao, không biết làm thế nào để hạ men gan. Men gan cao có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? (Khuyen Bui, 23 tuổi, Đà Nẵng)

- BS Lưu Ngân Tâm: Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra thêm:

1. Có nhiễm viêm gan siêu vi, đặc biệt viêm gan B và C hay không.

2. Siêu âm bụng tổng quát để kiểm tra tình trạng gan có nhiễm mỡ hay không.

3. Bạn nên kiểm tra có đang dùng một loại thuốc điều trị nào không. Ví dụ: thuốc điều trị tăng mỡ trong máu...

4. Nếu bạn thường xuyên uống nhiều rượu bia thì nên hạn chế bớt.

5. Nếu bạn bị thừa cân béo phì thì phải có chế độ giảm cân dưới sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng.

6. Tùy theo loại bệnh gây tăng men gan sẽ có chế độ điều trị phù hợp. Khi đó tốt nhấn bạn nên nhờ đến sự tư vấn và điều trị của bác sĩ.

- Tôi xin chào các bác sĩ, tôi dạo này thường thấy hơi đau bụng mỗi khi ăn sáng về, tôi ăn thường hay cho ớt hơi cay. Sau một lúc về là buồn đi vệ sinh, cũng phải đi hai ba lần mới hết. Cho tôi hỏi như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn các bác sĩ. (Cường Thịnh, 31 tuổi, TP Sơn La)

- BS Vũ: Triệu chứng bạn kể thường liên quan đến hội chứng đại tràng kích thích. Bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được xử trí thích hợp. Những rối loạn tiêu hóa như kể trên có thể là các dấu hiệu báo động ung thư ruột.

- Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu bị mắc lao cách đây một năm, đã điều trị xong. Những người bị mắc lao thì nguy cơ bị ung thư phổi có cao không ạ? Ảnh hưởng lâu dài của bệnh lao sau khi điều trị là như thế nào? Ngoài việc tránh hút thuốc và ngửi khói thuốc thì chế độ ăn uống - tập luyện thế nào để có phổi khỏe mạnh? (Nguyễn Ngọc Tùng, 26 tuổi, Nghĩa Tân - Cầu Giấy Hà Nội)

- BS Vũ: Những vết sẹo xơ để lại sau khi phổi bị nhiễm lao là yếu tố nguy cơ hóa ung thư phổi. Sau điều trị lao bệnh nhân cần có chế độ theo dõi, làm việc, dinh dưỡng thích hợp để tránh việc tái phát cũng như giải quyết các di chứng của điều trị và xử trí các tình huống mới. Bạn nên tránh hút thuốc chủ động và thụ động, việc ăn uống và tập luyện không có gì khác biệt so với bình thường. Tuy nhiên, nếu bệnh lao có để lại một số di chứng như: xơ hóa phổi nặng, dày dính màng phổi... thì bạn cần có chế độ tập vật lý trị liệu riêng dưới sự tư vấn của chuyên gia.

- Thưa bác sĩ Lưu Ngân Tâm, tôi đang bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Tôi được tặng một hộp ProSure, sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư, không biết sản phẩm này có giúp gì cho tôi được hay không? Uống thế nào cho đúng? (Hoang Thi Ha, 47 tuổi, Yen The, Tan Binh, TP.HCM)

- BS Lưu Ngân Tâm: Sữa Prosure hiện nay là sản phẩm sữa duy nhất dành cho người mắc bệnh ung thư. Loại sữa này chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cẫn thiết cho cơ thể, đặc biệt giàu năng lượng, nhiều đạm, chứa một loại chất béo thiết yếu, EPA (một loại axit béo Omega 3) giúp làm giảm tình trạng viêm do bệnh ung thư gây nên, đồng thời giúp cải thiện tình trạng biếng ăn và hồi phục sức khỏe.

Sữa này phù hợp cho bệnh lý của bạn, đặc biệt trong trường hợp bạn bị biếng ăn hay có tình trạng sụt cân thì nên bổ sung 1-2 ly một ngày (ly loại 200ml).

- Xin bác sĩ cho em biết làm thế nào để nhận biết bệnh ung thư gan giai đoạn đầu, cách điều trị và phòng ngừa. Xin cảm ơn bác sĩ (Nguyễn Văn Bé, 34 tuổi, Phan Bội Châu - TP Buôn Ma Thuột - Tỉnh Dăk Lăk)

- BS Vũ: Ung thư gan thường xuất phát trên nền các bệnh lý có sẵn ở gan: viêm gan, xơ gan... Ở Việt Nam hiện nay ung thư gan thường đến sau tình trạng viêm gan siêu vi B và C mạn tính. Các triệu chứng ban đầu rất mơ hồ và không đặc hiệu. Do vậy để chẩn đoán sớm ung thư gan, người ta thường theo dõi sát các bệnh nhân viêm gan siêu vi mạn bằng thăm khám siêu âm (thăm, khám, siêu âm bụng) và thử chất AFP trong huyết thanh. Nếu có bất thường bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cao hơn như: CT scan, cộng hưởng từ... Cách phòng hữu hiệu bệnh ung thư gan hiện nay là: chủng ngừa viêm gan siêu vi, hạn chế tiếp xúc nguồn lây nhiễm (không lạm dụng chích thuốc bừa bãi, cạo gió, chích lễ...), điều trị viêm gan thích hợp, theo dõi định kỳ sau điều trị bệnh viêm gan.

- Xin hỏi bác sĩ thời gian gần đây thỉnh thoảng tôi đi đại tiện thấy có nhiều máu. Tôi rất sợ không biết có phải là hiện tượng chảy máu dạ dày không? Xin bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Văn Hưng, tuổi, Dai Thinh, Mê Linh, Hà Nội)

- BS Vũ: Triệu chứng có máu trong phân thường xuyên có thể biểu hiện nhiều bệnh lý với mức độ nặng nhẹ khác nhau: viêm loét tiêu hóa, trĩ, bướu, ung thư... Bạn nên khám chuyên khoa để được chẩn đoán và xử trí thích hợp.

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi BS-Tam-4
Bác sĩ Tâm khuyên hạn chế thức ăn ngọt, tăng cường thực phẩm có chất xơ để tránh khả năng gan nhiễm mỡ. Ảnh: Thiên Chương
- Hiện tượng đau bụng và phân sống có thể là nguyên nhân của các bệnh lý nào? Nếu đi khám thì nên đi khám tại chuyên khoa nào của bệnh viện? (Nữ, 30 tuổi, Hà Nội)

- BS Lưu Ngân Tâm: Có nhiều bệnh lý gây ra tình trạng đau bụng và tiêu phân sống như: bệnh lý tại tuyến tuỵ như: viêm tụy mãn, suy tụy mãn hoặc nhiều bệnh lý tại đường ruột như: viêm ruột hoặc tình trạng dị ứng thức ăn... Trong trường hợp này, bạn nên đi khám ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

- Được biết con người sẽ dễ mắc bệnh ung thư vào thời kỳ trung niên. Gần đây tôi thường hay bị đau bụng và đầy hơi sau khi ăn no, nhưng triệu chứng xuất đau chỉ xuất hiện khi thức ăn hầu như đã tiêu hóa. Khám bác sĩ thì được biết bao tử mẫn cảm với thực phẩm gây kích thích như cafe, ớt, đồ chua. Đó có phải là triệu chứng ban đầu của ung thư hay không? Cảm ơn bác sĩ. Tang Tien Trung, 40 tuổi, E 5D/3 Phong Phu Binh Chanh, HCM).

- BS Vũ: Chào bạn, người ta chưa thấy có mối liên quan rõ rệt giữa tự mẫn cảm với thực phẩm gây kích thích và bệnh ung thư. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của mình vì tuổi tác là yếu tố nguy cơ dễ mắc ung thư như bạn đã biết.

- Tôi 24 tuổi, có tiền sử bị viêm phế quản đã 15 năm nay. Năm nào cũng vậy cứ thời tiết chuyển mùa là tôi ho và khó thở, viêm phế quản và thậm chí là viêm phổi. Ban đầu tôi dùng kháng sinh, song mấy năm trở lại đây, nhận thấy, kháng sinh ảnh hưởng nặng tới hệ tiêu hóa của mình, nên tôi chuyển qua dùng Đông y. Tôi muốn hỏi liệu tôi có nguy cơ bị mắc ung thư phổi không? Và có phương pháp nào giúp tôi không bị ho trong thời đoạn chuyển mùa không? Tôi chân thành cảm ơn báo VnExpress và bác sĩ. (Nguyễn Phương Thảo, Hà Nội)

- BS Vũ: Chào bạn, tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở phổi có thể là yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi. Cách giải quyết triệu chứng ho khi chuyển mùa phải tùy theo cơ chế bệnh sinh. Nếu do nguyên nhân dị ứng (thời tiết, phấn hoa...) thì phải tránh tiếp xúc, thay đổi chỗ ở...

- Xin chào Tiến sĩ Vũ Văn Vũ. Chú ruột chồng tôi bị ung thư dạ dày, mẹ chồng bị ung thư lưỡi. Chồng tôi bị chức năng gan cao, mỡ trong máu, viêm dạ dày khá nặng (trong khi vẫn hút thuốc lá). Cho tôi hỏi bệnh ung thư có di truyền cho thế hệ sau không? Và việc hút thuốc lá có làm phát triển bệnh nhanh dẫn đến ung thư không? Những thức ăn hay thói quen cần phải kiêng cho bệnh này là gì. Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Vũ. (Linda Dang, 29 tuổi, Giang Văn Minh - Hà Nội)

- BS Vũ: Một số bệnh ung thư mang tính gia đình và có thể di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ di truyền chỉ chiếm 5-7% nguyên nhân gây bệnh ung thư. Các bệnh ung thư bao tử có thể liên quan đến yếu tố gia đình (ví dụ như gia đình Napoleon), ung thư lưỡi không liên quan đến gia đình. Việc hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe nói chung và bệnh ung thư. Chế độ ăn uống và nếp sống là một phương thức hữu hiệu để trị bệnh ung thư: siêng năng vận động, tránh béo phì, khẩu phần ăn uống thích hợp (giảm đạm, mỡ động vật, nhiều rau xanh, trái cây tươi...)

- Tôi 32 tuổi, bị bệnh gan nhiễm mỡ từ lúc 28 tuổi nhưng đi khám bác sĩ không cho thuốc, bảo cữ ăn mỡ trứng và tập thể dục, tôi đã làm theo nhưng hiện tại vẫn còn gan nhiễm mỡ. Xin hỏi bác sĩ như vậy có nguy hiểm không và phải làm sao cho khỏi bệnh (Trương Hoài Ân, 32 tuổi, Ba Tháng Hai, Quận 10, TP HCM)

- BS Lưu Ngân Tâm: Gan nhiễm mỡ lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm gan, xơ gan và cũng có thể gây ung thư gan.

Chế độ dinh dưỡng cho trường hợp của bạn không chỉ cần kiêng mỡ, trứng mà bạn cần lưu ý thêm những vấn đề như sau:

1. Giảm cân nếu bạn bị thừa cân hay béo phì bằng cách giảm lượng thức ăn hàng ngày, tập thể dục đều đặn (ít nhất 3 lần trong tuần, mỗi lần ít nhất 45 phút). Đặc biệt, nếu bạn bị béo phì nặng thì phải dùng thuốc điều trị béo phì nhưng cần có chỉ định của bác sĩ.

2. Hạn chế các thức ăn ngọt (chè, trái cây ngọt, bánh kẹo...).

3. Tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như: trái cây (tránh trái cây ngọt), rau, củ.

4. Trong trường hợp bạn đã áp dụng chế độ dinh dưỡng này trong một thời gian dài mà vẫn còn tình trạng gan nhiễm mỡ, thậm chí nặng hơn thì bạn nên đến bệnh để được khám và điều trị.

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi BS-Vu-5
Theo hai bác sĩ, tuy phổi, gan, dạ dày là 3 bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam hiện nay (ước tính chiếm 25-30% các bệnh ung thư), dấu hiệu ban đầu mơ hồ, chẩn đoán sớm khó, hiệu quả điều trị còn hạn chế; nhưng có thể phòng tránh được. Ảnh: T.C.
- Chào bác sĩ, hiện tại tôi đã qua giai đoạn hóa trị và đang ở thời kỳ phục hồi. Trước đây tôi đã dùng prosure, bạn tôi khuyên tôi nên tiếp tục sử dụng sản phẩm này trong cả thời gian phục hồi? Vậy tôi có nên dùng hay không? (Phạm Văn Vân, 39 tuổi, Cửa Lò, Nghệ An)

- BS Vũ: Prosure là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung rất tốt với năng lượng cao, thành phần dinh dưỡng tối ưu giúp duy trì và phục hồi sức khỏe. Do vậy, nếu có điều kiện bạn nên tiếp tục sử dụng chế phẩm này theo tỷ lệ thích hợp để bổ sung cho chế độ ăn thường ngày.

- Chồng tôi bị viêm gan B, được kê đơn uống thuốc Baraclude 30 viên/lọ. Bác sĩ điều trị thì nói rằng có thể uống bia rượu không cần phải kiêng, trong khi tôi đọc sách báo hay tham khảo ý kiến của nhiều người cũng nói phải kiêng bia rượu, vậy tại sao bác sĩ của chồng tôi lại nói thế? Viêm gan B tôi biết là không thể điều trị hết, nhưng khi số lượng virus giảm đến mức nào đó thì có thể tiêm vaccine được không? Viêm gan B như chồng tôi có thể biến thể sang ung thư gan không? (Xuân Hà, 33 tuổi, Quảng Ninh)

- BS Vũ: Bia rượu là các thức uống có thành phần hóa học độc cho cơ thể cần phải chuyển hóa và giải trừ qua gan. Do vậy, với số lượng nhiều, gan có thể bị hại (viêm gan do rượu). Người bị bệnh viêm gan tốt nhất hạn chế đến mức tối đa việc thêm các chất độc vào cơ thể, trong đó có rượu bia. Khi đã nhiễm viêm gan B thì việc tiêm vacxin thường là không cần thiết. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định trong một vài tình huống đặc biệt nào đó. Nói chung, những người mắc viêm gan siêu vi B có tỷ lệ 10% chuyển thành xơ gan và 1% hóa ung thư gan.

- Chào BS. Cháu bị viêm dạ dày khoảng 5 năm nay, 8 tháng trước cháu đi khám ở BV có nội soi và BS bảo chuyển sản niêm mạc dạ dày thực quản (không HP) + GERD, sau đó cho Nexium về uống trong 4 tháng. 4 tháng sau nội soi lại thì hết chuyển sản nhưng triệu chứng vẫn còn và vẫn duy trì Nexium(nếu bổ sung primperan thì đỡ hơn). Và mỗi lần bị thì cơ thể cảm thấy rất yếu. Xin bác sĩ cho hỏi những triệu chứng đó có phải của ung thư hay không? Và hướng điều trị luyện tập thế nào? Cám ơn bác sĩ. (Hdh, 24 tuổi, Uk)

- BS Vũ: Hội chứng GERD (trào ngược bao tử thực quản) là yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư đoạn cuối thực quản và tâm vị. Bạn cần thường xuyên thăm khám chuyên khoa để được phát hiện và xử trí thích hợp.

- Những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư phổi và ung thư dạ dày (Nguyễn Bắc Việt, 54 tuổi, Phòng TC-KH huyện Hải Hậu, Nam Định)

- BS Vũ: Nói chung, các bệnh ung thư biểu hiện ban đầu rất thầm lặng, không có triệu chứng gì đặc hiệu. Người ta thường phát hiện sớm bệnh ung thư thông qua các biện pháp tầm soát và phát hiện sớm cho cộng đồng, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao. Đối với ung thư phổi, triệu chứng ban đầu rất mơ hồ: ho, đau ngực, mệt mỏi, sụt cân... Người ta thường phát hiện bằng cách chụp X quang ngực hoặc CT định kỳ cho những đối tượng hút thuốc lá nhiều tuy chưa xác minh được hiệu quả. Vấn đề chính vẫn là phòng ngừa ung thư phổi bằng cách phòng chống tác hại thuốc lá (chống hút thuốc chủ động và thụ động).

Ung thư gan thường xuất hiện trên nhóm bệnh nhân viêm gan. Việc tầm soát phát hiện sớm được thông qua việc: rà tìm siêu âm bụng và thử AFP trong huyết thanh nhóm bệnh nhân này.

- Chào bác sĩ, hiện tại tôi vừa phẫu thuật ung thư dạ dày xong, trọng lượng cơ thể giảm hơn trước. Tôi cảm thấy rất mệt, mất sức và không có cảm giác muốn ăn. Bác sĩ vui lòng cho biết tôi nên ăn uống ra sao để lấy lại được sức khỏe? (Phạm Thị Năm, 38 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- BS Lưu Ngân Tâm: Một chế độ dinh dưỡng điều trị lúc này trở nên rất cần thiết cho bạn. Đặc biệt bạn nên lưu ý chế độ ăn uống như sau:

1. Nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa một ngày).

2. Ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng, giàu năng lượng và đạm, lựa chọn chất béo tốt (EPA, một loại axit béo Omega 3).

3. Chọn thức ăn dễ tiêu, tránh đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và thức uống có gas.

4. Bổ sung các thức ăn hoặc thức uống chứa nhiều sinh tố, khoáng chất.

5. Trong trường hợp người chăm sóc bạn không có nhiều thời gian để chế biến thức ăn hợp khẩu vị, bạn có thể chọn những thức ăn hay thức uống để nơi "dễ thấy, dễ lấy và dễ dùng" như các sản phẩm dinh dưỡng uy tín, sữa dành cho bệnh nhân ung thư...

6. Một tinh thần thoải mái, lạc quan, tập thể dục nhẹ sẽ giúp cải thiện tình trạng biếng ăn và mệt mỏi của bạn.

- Xin các bác sĩ cho biết dấu hiệu nhận biết các bệnh ung thư phổi, gan và dại dày như thế nào ạ? (Thu Hien, 30 tuổi, TP Thai Binh)

- BS Vũ: Chào bạn, hiện nay người ta biết sự phơi nhiễm Helicobacter Pylori (HP) là yếu tố nguyên nhân sinh ra ung thư bao tử. Do vậy, những bệnh nhân nhiễm HP cần được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Các dấu hiệu báo động ung thư bao tử thường mơ hồ không đặc hiệu: không triệu chứng, khó tiêu, ợ chua, đau thượng vị âm ỉ... Phương pháp phát hiện và chẩn đoán sớm thường là: nội soi bao tử, chụp X quang bao tử.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi, gan, bạn có thể tham khảo câu trả lời bên trên.

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi BS-Vu-3
Bác sĩ trầm ngâm trước câu hỏi sống còn của một độc giả: "Tôi còn sống được bao lâu nữa?". Ảnh: Thiên Chương
- Tôi có đọc bài báo về tác dụng của lá nho trong phòng chống ung thư, nhà tôi có trồng dàn nho, vậy tôi ăn lá nho tươi có tốt cho sức khỏe không? Xin bác sĩ tư vấn sử dụng lá nho có hiệu quả? Xin cảm ơn bác sĩ. (Vũ Như Hoa, 35 tuổi, Nguyễn Huy Tưởng, HN)

- BS Vũ: Theo quan điểm chung của thế giới, có nhiều biện pháp để phòng chống ung thư, trong đó nếp sống và dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Ví dụ: không hút thuốc, hạn chế rượu bia, siêng năng vận động, tránh béo phì, sinh hoạt tình dục lành mạnh... là các biện pháp cụ thể xây dựng một nếp sống tốt phòng chống ung thư. Dinh dưỡng thích hợp: đủ năng lượng, thành phần thức ăn hợp lý (cân đối đạm, đường, chất béo, chất xơ...) có tác dụng phòng chống ung thư ruột... Nhiều thông tin liên quan đến các thực phẩm đặc biệt có tác dụng phòng chống ung thư hiện không có chứng cứ khoa học để kết luận.

- Xin bác sĩ cho biết: những dấu hiệu của ung thư dạ dày? Những biện pháp chữa trị hữu hiệu và kiểm soát sự phát triển đối với ung thư dạ dày? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Mạnh Tuấn, 33 tuổi, Hóc Môn - TP HCM)

- BS Vũ: Dấu hiệu của bệnh bạn có thể tham khảo ở trên. Hiện nay phẫu thuật là phương pháp chủ yếu mang tính trị khỏi đối với ung thư bao tử. Bên cạnh đó, xạ trị và hóa trị cũng được áp dụng như biện pháp điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.

- Độ tuổi nào nên đi khám bệnh ung thư và ung thư xảy ra độ tuổi nào? Nhà có người chị ung thư vú, vậy anh em có dính tới bệnh này không? (Chutr@n, 35 tuổi, Nguyen Van Cong, P3, GV)

- BS Vũ: Bệnh ung thư xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến người có tuổi. Tùy theo giới và độ tuổi mà giới chuyên môn khuyến cáo các chế độ khám phát hiện ung thư khác nhau. Ung thư vú có liên quan đến yếu tố gia đình và di truyền (các gen BRCA 1, BRCA 2), các chị em gái và các cháu gái ruột của người phụ nữ mắc bệnh ung thư vú nằm trong nhóm nguy cơ cao hơn người bình thường, nhất là khi ung thư vú xảy ra ở độ tuổi dưới 40, kết hợp các ung thư buồng trứng, ruột.

- Thưa bác sĩ Lưu Ngân Tâm, mẹ tôi bị K trực tràng, sau khi hóa trị thì bị đi ngoài ra máu nhiều, đã đi kiểm tra và không có dấu hiệu của khối u. Bác sĩ viện K kết luận là bị xuất huyết ruột do hóa chất và cho tiêm thuốc trong 15 ngày. Mẹ tôi ăn cháo thì không bị đau bụng nhưng ăn hoa quả và cơm thì lại bị đau lâm râm. Vậy xin hỏi bác sĩ trong trường hợp của mẹ tôi thì nên ăn những thức ăn gì? (Nguyễn Văn Chung, 29 tuổi, Long Biên, Hà Nội)

- BS Lưu Ngân Tâm: Sở dĩ triệu chứng đau ở đây có thể là do ruột còn yếu nên ăn cơm sẽ khó tiêu hóa hơn, còn hoa quả thì có tính axit và chứa nhiều chất xơ sẽ gây đau bụng sau khi ăn. Thêm vào đó, bạn nên nói hơn rõ tình trạng xuất huyết ban đầu có còn hay không. Trong trường hợp đã hết xuất huyết hoặc chỉ còn ít, bạn có thể tiếp tục cho mẹ bạn ăn cháo hoặc có thể bổ sung những thức ăn, thức uống giàu dinh dưỡng khác như: súp, sữa... Cần lưu ý khi bắt đầu dùng sữa, bạn nên cho mẹ uống lượng ít để thăm dò khả năng tiêu hóa và hấp thu của đường ruột. Nếu sữa được dung nạp tốt thì nên cho mẹ bạn uống nhiều hơn.

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi BS-Tam-1
Bác sĩ Tâm: "Nhịn ăn, ăn gạo lức muối mè để chữa ung thư là quan niệm sai lầm, bởi nếu bạn không ăn gì cả thì tế bào ung thư và khối u vẫn tiếp tục phát triển nhờ nguồn dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể". Ảnh: T.C.
- Tôi có đọc một vài báo gần đây nói rằng bệnh nhân ung thư nên ăn uống đầy đủ. Khi bị ung thư nếu ăn uống đầy đủ liệu có làm cho khối u ngày càng phát triển nhanh hơn không? Nên có chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý? (Hoàng Yến, 43 tuổi, Quận 1, TP HCM)

- BS Vũ: Ung thư là bệnh lý do sự tăng trưởng ác tính của các tế bào. Các khối u khi đã hình thành trong cơ thể có cơ chế tự dưỡng (tự tạo ra các chất kích thích sinh trưởng không chịu sự kiểm soát của cơ thể). Do vậy, trên một cơ thể không đủ chất dinh dưỡng (tình trạng gầy mòn của bệnh nhân), các khối u vẫn tiếp tục phát triển. Vì vậy, việc ăn uống đầy đủ không liên quan đến việc kích thích khối u phát triển.

Đối với bệnh nhân ung thư, chế độ dinh dưỡng hợp lý (giàu năng lượng, thành phần hợp lý, cân đối) sẽ giúp cơ thể bảo toàn các chức năng sống, phục hồi tốt hệ miễn dịch, góp phần hỗ trợ cho các biện pháp điều trị đặc hiệu chống bướu. Thêm vào đó, hội chứng suy mòn do ung thư thường gặp trên bệnh nhân liên quan đến việc các tế bào bướu tạo ra các hoạt chất trung gian làm phân hủy đạm của mô bình thường. Việc bổ sung dinh dưỡng với hoạt chất EPA (có trong sản phẩm sữa Prosure) có tác dụng chống các hoạt chất trung gian này giúp cơ thể cải thiện dinh dưỡng, chống suy mòn, tăng khả năng đáp ứng điều trị chống ung thư.

- Tôi có một người thân bị ung thư phổi đang tự điều trị tại nhà bằng phương pháp nhịn ăn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Theo phương pháp này, người bệnh sẽ nhịn ăn liên tục khoảng 10-15 ngày, sau đó chỉ ăn gạo lức muối mè. Phương pháp này cho rằng khi cơ thể đói mà không được cung cấp chất dinh dưỡng, không còn gì để tiêu thụ thì sẽ tấn công khối u làm cho khối u bị tiêu đi. Xin bác sĩ cho biết đây có phải là một phương pháp điều trị ung thư đúng dắn hay không? (Giang Sơn, 26 tuổi, TP Đà Nẵng)

- BS Lưu Ngân Tâm: Phương pháp này thật sự là một quan niệm sai lầm bởi vì thậm chí nếu bạn không ăn gì cả thì tế bào ung thư và khối u vẫn tiếp tục phát triển nhờ vào nguồn dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể. Đặc biệt những tế bào này sẽ lấy năng lượng từ sự tiêu hủy khối cơ của cơ thể trong trường hợp nhịn đói kéo dài. Bên cạnh đó tình trạng này còn kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến vấn đề suy dinh dưỡng như: sức khỏe giảm, khả năng đề kháng của cơ thể kém đi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời làm giảm khả năng đáp ứng của các phương pháp điều trị đặc hiệu.

- Lam sao phat hien som ung thu (Nguyen Thi Dieu Tam, 50 tuổi, nguyen than hien)

- BS Vũ: Bệnh ung thư có khởi đầu rất thầm lặng. Khi khối u phát triển nhiều mới gây ra các triệu chứng. Các chuyên gia khuyến cáo một số triệu chứng báo động ung thư nhằm mục đích cảnh báo cộng đồng các dấu hiệu bất thường của cơ thể liên quan đến bệnh ung thư như:

-Chảy máu hay tiết dịch của núm vú.

-Khối u hoặc chỗ dày lên của vú hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

-Thay đổi thói quen của ruột, bọng đái.

-Một vết lở loét lâu không lành.

-Khàn tiếng kéo dài.

-Rối loạn kinh nguyệt hoặc xuất huyết âm đạo bất thường.

Đây là các triệu chứng báo động để cộng đồng đến khám tại các cơ sở chuyên khoa. Tại đây, nhà chuyên môn sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm tầm soát và phát hiện sớm tùy theo tình huống cụ thể.

- Ung thư có điều trị hết hẳn hay chỉ sống sau thời gian sau 5 năm? Tại sao sau điều trị phải kiểm tra định kỳ? Ví dụ như một bệnh nhân ung thư cổ tử cung xác định giai đoạn IB1 đã điều trị xạ trong, phẫu, và tia xạ ngoài xem như đã kết thúc quá trình điều trị, nhưng phải kiểm tra theo định kỳ của bác sĩ, nếu tái phát thì có cách nào điều trị tiếp hay không? (Nguyen Thoi Thuy, 36 tuổi, Quang Ngai)

- BS Vũ: Bệnh ung thư có thể điều trị hết hẳn. Việc xác định tỷ lệ sống 5 năm chỉ là tham số về mặt thống kê của nhà chuyên môn để so sánh kết quả điều trị các bệnh ung thư khác nhau. Một người bệnh qua được 5 năm có khả năng khỏi bệnh hẳn vì phần lớn sự tái phát và di căn hay xảy ra trong 5 năm đầu. Sau điều trị bệnh nhân ung thư thường được theo dõi và tái khám định kỳ với mục đích:

- Phát hiện sớm tái phát và di căn để can thiệp kịp thời.

- Xử trí các di chứng liên quan điều trị.

- Điều trị phục hồi giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.

- Phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh ung thư khác.

Khi bệnh tái phát tùy vị trí và mức độ tổn thương, vẫn có thể điều trị hiệu quả để kéo dài thời gian sống thêm và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

- Tôi năm nay 36 tuổi là nhân viên văn phòng, tôi bị đau vùng thượng vị từ nhiều năm nay, buổi sáng ngủ dậy cứ như là có cục đá đè ở chỗ đó, rất là khó chịu. Tôi cũng đi khám nhiều nơi, kể cả nội soi mà đến nay vẫn không thấy bớt. Lần cuối cùng tôi đi nội soi cách đây khoảng 3 năm. Bác sĩ nói là tôi bị viêm hạng vị. Vây không biết thực tình bệnh của tôi ra sao mà uống thuốc không thấy bớt. Xin cảm ơn Bác sĩ (Lương Quý Thiện, 36 tuổi, Biên Hòa - Đồng Nai)

- BS Vũ: Bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng có liên quan đến rất nhiều yếu tố: nhiễm HP, chế độ ăn, tâm lý... Việc điều trị phải toàn diện. Bạn nên khám định kỳ và tuân thủ các chỉ dẫn của nhà chuyên môn cũng như phải có lối sống tích cực, giữ cho tinh thần lạc quan. Không phải bất cứ tình trạng viêm loét dạ dày nào cũng là ung thư nhưng bạn nên cẩn trọng và có chế độ điều trị tích cực hơn.

- Cách đây 6 tháng tôi đi khám vô tình biết được có u máu ở gan, mới đây đi chụp lại xuất hiện thêm 1 u nhỏ nữa. Xin hỏi bác sĩ u này có khả năng chuyển u ác không và cách phòng ngừa để giảm u máu ở gan. Cám ơn bác sĩ (Bình, 28 tuổi, Tổ 8 Định Công, Hà Nội)

- BS Vũ: Bướu máu ở gan được xem là một rối loạn phát triển bẩm sinh, không phải ung thư. Hiện không có cách phòng ngừa, việc xử trí tùy thuộc vị trí và kích thước. Các bướu máu nhỏ ở sâu trong gan thường không phải can thiệp. Các bướu lớn ở vị trí ngoại biên có thể được phẫu thuật phòng ngừa bướu vỡ gây xuất huyết.

- Mẹ tôi được chẩn đoán là ung thư dạ dày và đã được bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày, hiện giờ trong quá trình hóa trị (được 2 lần), nhưng việc ăn uống rất khó khăn, ăn vào thường nôn ra và ăn rất ít. Xin bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng như thế nào là thích hợp để bệnh nhân có được sức khỏe tốt cho những lần xạ trị tiếp theo. Tôi sợ như vậy sẽ không có sức khỏe và sức đề kháng để có thể chịu đựng được những lần xạ trị lâu dài như vậy. (Lê Thế Linh, 30 tuổi, Cần Thơ)

- BS Lưu Ngân Tâm: Trong trường hợp này, việc đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bạn bằng đường ăn uống là rất khó. Tuy nhiên để có thể đảm bảo dinh dưỡng một phần nhằm tránh tình trạng sụt cân gây bất lợi cho quá trình điều trị hiện tại và sau này, bạn nên chú ý về chế độ ăn uống như sau:

1. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, có thể ăn từ 8 đến 10 lần một ngày.

2. Chọn những thức ăn, thức uống dạng lỏng hoặc xay nhuyễn đầy đủ chất dinh dưỡng (đạm, khoáng chất, vitamin...).

3. Chọn thức ăn hoặc thức uống dễ tiêu hóa và hấp thu như: cháo thịt, súp xay, sữa...

4. Trong trường hợp mẹ bị ói nhiều lần, bạn nên bổ sung đủ lượng nước và muối khoáng.

5. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm cho mẹ những chất dinh dưỡng miễn dịch như: EPA (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu và sữa), Glutamin... sẽ giúp tăng cường chức năng miễn dịch, có lợi cho niêm mạc đường ruột.

- Thưa bác sĩ, tôi 33 tuổi, chưa có gia đình, vừa phẫu thuật ung thư gan. Vậy tôi có nên lập gia đình không? Nguy cơ của tôi như thế nào? (Pham Ngoc Hoa, 33 tuổi, TP Thái Bình)

- BS Vũ: Câu hỏi của bạn quá quan trọng nhưng không đủ các chi tiết. Có nhiều loại bướu ở gan (thường được nhiều người hiểu là ung thư) với đặc điểm bệnh lý và tiên lượng khác nhau. Có những bướu gan có thể trị khỏi sau phẫu thuật và cũng có những người bị ung thư gan có thời gian sống còn rất khiêm tốn. Để có câu trả lời chính xác, bạn nên gặp nhà chuyên môn và cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết hơn.

- Thưa bác sĩ, nhà tôi có bà ngoại bị ung thư vú đang xạ trị, bố chồng tôi bị ung thư gan đã mất. Vậy tôi, chồng và con tôi có nằm trong diện nguy cơ ung thư cao hay không? Trường hợp ung thư gan có di truyền không? (Thuy Nguyen, 29 tuổi, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh)

- BS Vũ: Ung thu vú có chất gia đình. 5-7% người bị ung thư vú là do thừa hưởng các gen ung thư từ mẹ. Do vậy, nếu có người trong gia đình thuộc hệ mẹ mắc ung thư vú (nhất là dưới 40 tuổi) thì các phụ nữ ở đồng thế hệ hoặc thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn cộng đồng. Ung thư gan liên quan đến bệnh viêm gan siêu vi, nhiễm độc gan... và không liên quan đến yếu tố di truyền.

-BS Vũ và BS Tâm: Nhìn chung, ung thư phổi, gan và bao tử:

Đây là các loại ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam hiện nay (ước tính chiếm 25-30% các bệnh ung thư): dấu hiệu ban đầu mơ hồ, chẩn đoán sớm khó, hiệu quả điều trị còn hạn chế.

- Rất may các loại ung thư này thường liên quan đến các yếu tố nguy cơ mà ta có thể phòng tránh được: phòng chống tác hại thuốc lá, tiêm chủng viêm gan siêu vi, điều trị tiệt căn nhiễm HP, lối sống và chế độ dinh dưỡng thích hợp.

- Các tiến bộ chẩn đoán và điều trị giúp bệnh nhân được thừa hưởng chất lượng cuộc sống và thời gian sống còn kéo dài có ý nghĩa.

- Điều trị và chăm sóc bệnh nhân mang tính chất toàn diện, trong đó việc hỗ trợ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho bệnh nhân.

- Việc chăm sóc và dinh dưỡng bệnh nhân cần phải dựa trên các cơ sở khoa học, tránh hoang mang nghe theo các thông tin không kiểm chứng được.

Tóm lại, ngoài việc tuân thủ các chế độ điều trị đặc hiệu cho bệnh ung thư thì người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng phù hợp để có sức khỏe tốt, khả năng đáp ứng điều trị cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn. Đồng thời tinh thần lạc quan, vui vẻ, duy trì tập thể dục đều đặn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả điều trị.

Vì thời gian có hạn chúng tôi rất tiếc không thể trả lời thỏa đáng tất cả câu hỏi của quý bạn đọc. Nếu có thêm nhu cầu trao đổi thông tin, kính mời quý bạn đọc đến gặp chúng tôi tại buổi nói chuyện chuyên đề về ung thư sáng 29/8 tại 145 Lý Chính Thắng, quận 3, TP HCM. Đăng ký trước qua số điện thoại: 19001519.

Đời Sống
Về Đầu Trang Go down
daokimloan
Thành Viên Ưu Tú
Thành Viên Ưu Tú



Tổng số bài gửi : 45
Points : 73
Reputation : 0
Join date : 04/08/2012

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi   Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi I_icon_minitimeSun Aug 05, 2012 12:20 pm

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi


- Hằng năm, căn bệnh ung thư phổi khiến gần 1,4 triệu người trên toàn thế giới thiệt mạng. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện kịp thời thì có thể chữa trị. Một số dấu hiệu có thể cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi.









1. Trầm cảm và thay đổi tâm trạng

Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện thấy có mối liên quan giữa lần đầu tiên chẩn đoán trầm cảm, lo lắng và các triệu chứng tâm thần khác với ung thư phổi. Sau khi nghiên cứu 4 triệu người trong 10 năm, các nhà nghiên cứu thấy ở những người bước vào độ tuổi 50 đến 64 tuổi và được khuyên đi điều trị tâm lý lần đầu tiên trong đời, tỷ lệ ung thư tăng gần 4 lần.

2. Thường xuyên ốm

Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm, viêm phế quản hoặc viêm phổi có thể khiến bạn nghĩ rằng hệ miễn dịch của mình có vấn đề. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Điều này đặc biệt đúng với những phụ nữ hút thuốc lá. Với những người bị ung thư phổi, các triệu chứng cảm lạnh, cúm... cũng tương tự như những người bình thường. Khác biệt ở chỗ, những triệu chứng này ở bệnh nhân ung thư thường kéo dài hoặc hay tái phát.

3. Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân không giải thích được

Nếu bạn giảm cân mà không thay đổi gì về lối sống hoặc ăn mà không thấy ngon miệng, có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Lúc đó, bạn không có hứng thú ăn uống, khi ăn thì nhanh thấy đầy bụng hoặc thấy buồn nôn khi ăn quá nhiều hay quá nhanh.

4. Vú to bất thường ở nam giới

Hiện tượng vú to bất thường ở nam giới (nữ hóa tuyến vú) cũng là dấu hiệu cho thấy những vấn đề sức khỏe. Hiện tượng này có thể khó nhận thấy, cũng có thể diễn ra đột ngột, có lúc chỉ xảy ra ở một bên vú. Vú thường nở to hơn ở khu vực xung quanh và dưới núm vú. Nguyên nhân là khi khối u phát triển, nó giải phóng hormon, protein và các chất khác gây ra hội chứng cận ung thư. Sự thay đổi hormon bất thường này dẫn đến sự phát triển bất thường ơ vú.

5. Mệt mỏi

Dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư phổi là mệt mỏi, suy nhược kéo dài mà không có nguyên nhân rõ ràng. Những chất do khối u giải phóng vào máu có thể ảnh hưởng đến nồng độ oxy, các tế bào hồng cầu, chức năng tuyến thượng thận... Ung thư di căn có thể ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, trực tiếp kiểm soát việc giải phóng năng lượng và sự kích thích cortisol - hormon thúc đẩy bạn hành động.

Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi Images955171_lung_cancer
Trầm cảm cũng có mối liên quan đến bệnh ung thư phổi.
6. Đầu ngón tay dày lên và đau

Đầu ngón tay dày lên có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do ung thư phổi. Nhiều người nhầm lẫn triệu chứng này là biểu hiện của bệnh viêm khớp. Đầu ngón tay trông có vẻ to lên, đỏ, nóng hoặc sưng ở phía dưới móng tay.

7. Hơi thở ngắn

Khoảng 15% trường hợp ung thư phổi xảy ra ở người không hút thuốc, thường là do tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói thuốc lá hoặc các hóa chất như amiăng và radon. Khi bị ung thư phổi, bạn sẽ cảm thấy như mình đang bị hen suyễn, khó thở sâu và cảm thấy khó chịu trong lồng ngực.

8. Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng

Bệnh nhân ung thư phổi thường bị thay đổi giọng nói hoặc ho tái phát trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Ngoài ra, còn có những triệu chứng như giọng khàn khàn, ho khan, đờm có màu nâu đỏ, dính máu. Thậm chí bạn còn có thể thấy máu trong nước bọt.

9. Yếu cơ

Liên tục bị yếu cơ là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh ung thư phổi. Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton xảy ra khi khối u phổi giải phóng kháng thể tấn công các cơ. Những tế bào ung thư có thể tiết ra các chất làm gián đoạn hoạt động của tế bào hồng cầu, gây thiếu máu hoặc làm giảm mức natri và nâng cao mức canxi trong máu.

10. Đau ngực, vai, lưng hoặc bụng

Đau ngực không chỉ là triệu chứng của bệnh đau tim mà còn có thể là biểu hiện của ung thư phổi. Khi khối u phát triển, ngực và lưng thường xuyên bị đau nhức. Ung thư phổi có thể gây đau khi khối u trực tiếp tạo ra áp lực hoặc khi khối u tác động tới các dây thần kinh đi qua khu vực này.

Nguyễn Ngọc Khanh (Theo Caring)
Dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư


Ăn nhiều cà, dưa muối có dễ bị ung thư?

Dưa muối, cà muối là những món ăn cổ truyền của nhân dân ta từ hàng ngàn năm nay. Trong bữa cơm của người dân Việt Nam nếu có thêm đĩa dưa hoặc cà muối thì cảm thấy hấp dẫn hơn.





Đặc biệt là trong những ngày lễ, tết thường có nhiều món ăn có nhiều chất béo, chất đạm thì hầu như bao giờ cũng có đĩa dưa muối, hành muối. Dưa chua có tác dụng kích thích tiêu hóa nhờ có men lactic, ăn ngon miệng hơn, tốt hơn cho cơ thể. Tuy nhiên nếu ai đó có thói quen ăn dưa muối còn cay, đặc biệt là dưa khú thì hãy cảnh giác.





Bình thường trong rau cải hàm lượng nitrit chỉ ở dạng vết nhưng khi muối dưa thì hàm lượng nitrit lại tăng lên trong vài ngày đầu do quá trình vi sinh khứ nitrat có trong rau thành nitrit, nhưng nitrit giảm dần và mất hẳn khi dưa chua đã vàng.





Khi dưa bị khú thì hàm lượng nitrit tăng cao. Khi nitrit vào cơ thể sẽ có tác dụng với amin bậc hai có trong một số thức ăn như tôm, cá,…đặc biệt là mắm tôm sẽ tạo thành hợp chất nitrozamin (có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm).





Điều kỳ diệu của chất xơ





Một chế độ dinh dưỡng ít chất béo và giàu sợi xơ có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do chất xơ trong ruột được chuyển hóa thành các axit béo trung hòa có tính năng chống ung thư.





Trước đấy, người ta tin rằng chất xơ chỉ có tác dụng phòng ngừa táo bón và bình ổn huyết áp. Tuy nhiên, các chuyên gia đến từ Viện Ung thư Mỹ và Đại học Arizona khẳng định sức mạnh của chất xơ còn mạnh hơn nhiều: nó còn khống chế bệnh ung thư ruột kết ở bất cứ giai đoạn nào. Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau củ và các chế phẩm từ lúa mỳ. Theo giáo sư Barnett Kramer, thành viên nhóm nghiên cứu, sơi xơ tự nhiên trong thực phẩm có thể kìm hãm sự phát triển các túi nang bất thường trên thành ruột.





Nhóm của Kramer đã theo dõi một số bệnh nhân có ít nhất một khối u polyp – dạng tiền khởi của ung thư, và những người đang phải đối mặt với nguy cơ phát triển khối u mới. Hầu hết số bệnh nhân này còn dễ bị ung thư bắt đầu từ những khối polyp. Sau khi một số người được chỉ định một chế độ ăn giàu chất xơ và ít béo, số khác vẫn ăn những khẩu phần ăn là ẩn số. Nếu mọi việc được sáng tỏ, phát hiện trên có thể sẽ rất hữu ích cho những phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến hóoc môn steroid sinh sản như ung thư buồng trứng hoặc vô sinh.

Ăn nhiều cà rốt và rau sống có thể chống ung thư


Theo một nghiên cứu gần đay ở Italy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại bệnh un, trực tràng và ung thư vú. Rau sống cũng đem lại hiệu quả cao trong việc làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này.






Qua một số khảo sát, các nhà khoa học nhận thấy, những người ăn rau sống khoảng 12 lần mỗi tuần đã giảm được 26% nguy cơ un, 16% nguy cơ ung thư trực tràng và 15% nguy cơ ung thư vú so với những người chỉ ăn 3 – 4 lần/tuần.





Việc thường xuyên phải ăn trái cây cũng giúp ngăn ngừa ung thư. Táo, lê và quả kiwi làm giảm ít nhất 5% nguy cơ mắc các loại ung thư nói trên. Còn quả có múi, mận, mơ, đào, dưa, nho, dâu và quả anh đào có khả năng chống lại bệnh ung thư trực tràng.







Hành, củ gừng ngừa ung thư đường ruột

Ung thư đương ruột là căn bệnh phổ biến song cũng dễ phòng tránh. Các nhà khoa học vừa cho hay, một chế độ dinh dưỡng “xanh” gồm các loại rau quả tươi – đặc biệt là táo, cần tây, súp lơ xanh và hành – sẽ giúp bảo vệ tổ chức tiều hóa hiệu quả.





Viện nghiên cứu thực phẩm Anh vừa tổng hợp các công trình nghiên cứu về tác dụng của chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chỉ riêng năm 2000, trong khoảng 10 triệu bệnh nhân ung thư trên thế giới thì có tới 2,3 triệu bị tổn thương ở các bộ phận tiêu hóa, họng, thực quản và dạ dày. Người ta nhận thấy chúng không hoàn toàn do biến đổi gene gây nên, và có thể được cải thiện nhờ một chế độ dinh dưỡng hợp lý.





Về cơ bản, thành ruột được lót một lớp tế bào biều mô có màng nhầy bao phủ. Lớp biểu mô này chính là thành phần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn thô, vi khuẩn và bất kỳ thứ gì được đưa vào tiêu hóa trong cơ thể, do đó chịu sức ép lớn nhất và cũng dễ bị biến đổi theo thời gian. Thêm vào đó, lớp biểu mô lại thường xuyên được tái tạo bằng những tế bào gốc có khả năng phân chia nhanh chóng. Đây chính là những thành tố kích thích sự phát triển polyp. Thường các polyp ở dạng lành tính, song có thể mang nhiều biến đổi gene dẫn đến ung thư.





“Ung thư ruột kết và trực tràng là những dạng tổn thưowng tổ chức tiêu hóa phổ biến nhất trên thế giới” – giáo sư Ian Johnson, Giám đốc Trung tâm sức khỏe dạ dày, ruột của viện cho biết – “Chúng có thể coi là “căn bệnh của nhà giàu” vì phần lớn ca bệnh tập trung ở các quốc gia phát triển. Khoảng 80% nguyên nhân gây bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng”.





Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chất xơ, axit folic và axit béo không sinh cholesterol, nhóm chất thực vật flavonoid và các sản phẩm lên men đườg ruột như butyrate có thể giúp phòng chống ung thư đường ruột.





Các enzyme COX – 2, nhóm men giúp tế bào lõi tiếp tục phát triển, có thể bị chất quercetin thuộc nhóm flavonoid trong hành củ, táo và trà ức chế. Những chất bổ trợ enzyme giải độc được tìm thấy trong cây mùi tây, actisô, húng quế và cần tây … giúp liên kết hiệu quả các thành phần hữu ích trong rau họ cải bắp như súp lơ xanh,bắp cải. Những men này có khả năng tiêu diệt các tế bào biểu mô bị tổn thương gene.





Tóm lại, chế độ ăn dinh dưỡng là một công cụ hữu hiệu, có thể can thiệp vào nhiều giai đoạn phát triển ung thư. Lời khuyên đáng tin cậy ở đây là ăn 5 bữa hoa quả mỗi ngày và kiểm soát trọng lượng hợp lý

Đậu nành - vũ khí chống ung thư tử cung

Trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, sự góp mặt của thực phẩm từ đậu nành càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư tử cung càng thấp. Một nghiên cứu của Trung Quốc trên 1.700 phụ nữ cho thấy, bệnh phát triển mạnh ở những người ăn ít đậu nành nhất.





Trong 1.700 phụ nữ ở độ tuổi 30 – 69 tham gia nghiên cứu của Viện Ung thư Thượng Hải, một nửa được chẩn đoán là bị ung thư tử cung, số còn lại hoàn toàn khỏe mạnh. Sau 5 năm tìm hiều về mức tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành của số người này, các chuyên gia nhận thấy nhóm bị bệnh ăn ít đậu nành hơn người bình thường. Điều này có thể giải thích vì sao tỷ lệ mắc ung thư tử cung ở các nước phương Tây luôn cao hơn so với phương Đông.





Theo giáo sư Xiao Ou Shu, trưởng nhóm nghiên cứu, đậu nành có được tác dụng trên là nhờ isoglavone – nhóm hóa chất bắt nguồn từ thực vật có khả năng “bắt chước” hoóc môn estrogen trong cơ thể. Trong khi loại hoóc môn này đóng vai trò chi phối hoạt động của tử cung, Isoflavone từ lâu còn nổi tiếng về tác dụng phòng tránh các bệnh tim mạch, ung thư vú và một số loại ung thư khác.

Chiết xuất chống ung thư từ nhân sâm

Một nhóm nhà nghiên cứu Hàn Quốc vừa phát triển được một chất chống ung thư cực mạnh từ nhân sâm mà họ tin là sẽ không gây tác dụng phụ.





Sau hơn mười năm nghiên cứu, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu nhân sâm thuộc công ty Iihwa đã thành công trong việc chiết xuất nhân tạo chất “IH – 901”, chất chuyển hóa thường được sinh ra trong ruột non khi một người tiêu thụ nhân sâm. Thí nghiệm trên loài vật, “IH – 901” nhân tạo chứng tỏ công lực hùng hậu trong việc giết chết tế bào ung thư cũng như ngăn không cho chúng lan qua các bộ phận khác của cơ thể.





Các cuộc thí nghiệm cũng cho thấy thuốc mới mạnh tương đương nhiều thuốc hiện có trên thị trường nhưng không gây các tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc và suy giảm chức năng sinh sản.





Theo giám đốc Sung Jong – Hwan của viện, phát hiện này là kết quả của việc tập trung vào nghiên cứu chất saponin, một thành phần dược học trong nhân sâm có hiệu lực chống ung thư, mặc dù khả năng hấp thu và chuyển hóa chất này không giống nhau ở từng người. IH – 901 vừa nhận được bằng sáng chế của Mỹ và Canada và công ty Iihwa đang nhắm đến sản xuất loại thuốc này đại trà. Dự kiến, thuốc mới IH – 901 sẽ có mặt rộng rãi trên thị trường thuốc chống ung thư trong 3- 4 năm nữa.





Theo Korea Times, giới khoa học vừa tìm thấy trong nhân sâm Hàn Quốc nhiều loại saponin hơn cả.







Canxi chống ung thư đường ruột





Các nhà khoa học Mỹ vừa cho hay, canxi có thể ngăn ngừa sự hình thành polyp (u tuyến) trong đường ruột. Việc bổ sung mỗi ngày trên 1.000 mg vi chất này sẽ giúp khống chế hiệu quả những polyp ác tính dễ phát triển thành ung thư.





Căn bệnh ung thư kết tràng và trực tràng phần lớn bắt đầu từ các polyp ác tính. Việc cắt bỏ càng sớm những polyp này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật can thiệp đôi khi không phải là giải pháp tối ưu với một số bệnh nhân.





Trong một cuộc nghiên cứu trên gần 1.000 người, giáo sư Jonh A.Baron và cộng sự đến từ Trường Y Dartmouth nhận thấy, canxi có thể là một liệu pháp tiềm năng. Nhóm đã ngẫu nhiên cho một số người uống bổ sung 1.2000 mg canxi mỗi ngày, số còn lại dùng giả dược, và tiến hành soi kết tràng cho họ từ trong vòng 1 – 4 năm. Kết quả cho thấy, so với nhóm dùng giả dược, những người được bổ sung canxi có ít polyp thuộc tất cả các thể loại hơn. Đặc biệt, tác dụng của canxi biểu hiện rõ nhất trên các polyp ác tính gây ung thư kết tràng. Nguy cơ phát triển thành ung thư của những u tuyến này giảm tới 35 – 45%.





Cách thức canxi kiểm soát polyp ác tính vẫn còn là điều bí ẩn, song theo Baron, có thể vi tố này đã hạn chế tối đa tác dụng tiêu cực và khả năng kích hoạt ung thư của các axit mật và những chất béo có trong đường ruột. Nghiên cứu sẽ tiếp tục được mở rộng, trong khi đó các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên bổ sung canxi vì nhiều mục tiêu bảo vệ sức khỏe khác nhau. Trong đó, người trên 50 tuổi cần 1.200 mg mỗi ngày, và người từ 19 đến 50 tuổi cần ít hơn 200 mg.

Rượu, thuốc lá, chất béo... là nguy cơ hàng đầu

Rượu, thuốc lá đã được biết từ lâu có mỗi liên hệ với người bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày. Tuy nhiên chưa có báo cáo nào có đủ sức thuyết phục. Nghiên cứu gần đây của Viện Ung thư Sloan – Kettering (New York – Mỹ) trên 1.143 người bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày và 695 người bình thường khỏe mạnh trong khoản năm 1993 - 1995 ở Mỹ cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thói quen sống và nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày.






Nhóm người bệnh ung thư thực quản đoạn 2/3 trên, mô bệnh học là carciôma tế bào gai bao gồm:





Những người có thói quen uống rượu nhiều có nguy cơ ung thư 72%; nguy cơ là 90% nếu bệnh nhân uống nhiều rượu kèm hút thuốc lá và ăn ít rau xanh, trái cây. Nhóm người bệnh ung thư thực quản đoạn 1/3 dưới, mô bệnh học là carcinoma tuyến:





- Đối tượng thừa cân, mập phì có nguy cơ 41%; hút thuốc lá; 40% nếu có thêm thói quen ăn ít rau xanh, trái cây và có hội chứng trào ngược dạ dày.





Ở nhóm người bệnh ung thư dạ dày vùng tâm vị, những người hút thuốc lá chiếm 45%, hút thuốc và dư thừa cân chiếm 55%.





Nhóm người bệnh ung thư dạ dày ở các vị trí khác có yếu tố nguy cơ do ăn thức ăn hong khói, chứa nhiều nitrite là 41%.





Sự gia tăng số người mắc bệnh ung thư thực quản, dạ dày ở các nước phương Tây trong thời gian qua có mối liên hệ chặt chẽ với thói quen ăn uống như: hút thuốc, uống rượu nhiều, ăn nhiều thịt mỡ, ít rau xanh, trái cây và cả những người béo phì. Để phòng bệnh và giảm nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày, cần vận động và phổ biến giáo dục mọi người cần chú ý khắc phục thói quen sống có hại kể trên.

Những tác hại của việc ăn mặn

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Quốc gia Nhật trên 40.000 người cho thấy, những ai thường xuyên ăn mặn đã cơ nguy cơ bị ung thư bao tử cao gấp 2 lần so với những người khác.





Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Y tế Mỹ công bố ngày 16/2 lại cho thấy, ăn mặn còn làm tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và bệnh thận.





Nghiên cứu còn cho thấy, hầu như những trường hợp mắc bệnh là thuộc những người tiêu thụ tới hơn 4.000mg muối/ngày. Các nhà khoa học khuyến cáo lượng muối được xem là an toàn cho mọi người là khoảng 1.500 mg/ngày.

Chế độ ăn chống ung thư tốt nhất thế giới



Trong việc tìm kiếm các phương pháp giảm nguy cơ ung thư, bạn đừng bỏ qua một điều hiển nhiên là: Cải thiện chế độ ăn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những cây có mùi thơm như cây hương thảo, tỏi và ngò tây có đặc tính chống ung thư mạnh.






Thức ăn có một đội ngũ hùng hậu những chất ôxy hóa và những chất hóa học có nguồn gốc từ thực vật giúp chống lại quá trình tế bào trong cơ thể có thể dẫn đến ung thư”. BS Steven Jonas, giáo sư khoa Y học dự phòng của Đại học New York – Stony Brook đã khẳng định điều này. “Nhưng chế độ ăn hiện đại chủ yếu là thịt và thức ăn nhanh không có được nhiều chất bảo vệ chống lại ung thư”.





Jonas phát biểu: “Các nghiên cứu đã gợi ý chúng ta có thể có được ích lợi từ việc du nhập những thói quen ăn uống tốt từ những đất nước có tỷ lệ thấp hơn các bệnh liên quan tới dinh dưỡng như ung thư”. Ông đưa ra các đề nghị sau.





Thêm mùi vị





Các nghiên cứu cho thấy các thực vật có mùi thơm, như cây hương thảo, tỏi và rau mùi tây có vai trò nhiều hơn là chỉ thêm mùi thơm cho thức ăn. “Những thực vật này chứa các chất chống oxy hóa có đặc tính chống ung thư rất mạnh”. Jonas khẳng định. Ở các nước thuộc Địa Trung Hải, tỷ lệ của tất cả các dạng ung thư gần như ít hơn 50% ở Mỹ.





Đặc biệt, rau mùi tây được sử dụng với số lượng lớn trong các món rau trộn và các loại nước chấm của vùng Địa Trung Hải. Jonas nói: “Nó được đóng gói với vitamin C và beeta carotene, các chất này đều giúp giảm nguy cơ ung thư vú”.





“Người ta tin rằng cây hương thảo và tỏi tăng cường các kho enzyme giải độc giúp bẻ gãy các chất hóa học gây ung thư mà cơ thể tiếp xúc, như ở những người hít phải khói thuốc lá của người khác”.





Người Địa Trung Hải sử dụng rộng rãi dầu ooliu cũng góp phần vào việc cải thiện sức khỏe.

Hãy lựa chọn các loại hạt




Lúa mạch đen thô và bánh mỳ lúa mạch của người Scan-di-na-vi giống như bánh mì ống của người Pháp và cơm gạo trắng của người châu Á.





Đó là một du nhập có giá trị truyền thống. Có rất nhiều bằng chứng khoa học trong những năm gần đây cho thấy những người tiêu thụ 3 phần hay hơn các loại thực phẩm nguyên hạt mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, các rối loạn tiêu hóa và có thể là một vài dạng ung thư.





Những nghiên cứu gần đây cho thấy các chất xơ có thể không phải là chất chống un như người ta đã từng nghĩ. Nhưng nói chung, tiêu thụ mỗi ngày khoảng 20 đến 35 gram chất sợi thì rất tốt theo khuyến cáo của Viện Ung Thư Quốc Gia. Để làm được như vậy, hãy ăn nhiều trái cây và rau quả hơn (nguyên cả vỏ nếu có thể) và gia tăng sử dụng các loại đậu và bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt.

Biếng ăn có thể ngừa ung thư vú




Phụ nữ trẻ mắc chứng biếng ăn có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú thấp hơn người bình thường 50%, các nhà khoa học Mỹ và Thụy Điển tuyên bố. Điều này chứng tỏ lượng calorie hấp thu vào những giai đoạn phát triển quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển bệnh.





Người ta từng khuyến cáo phụ nữ và những cô gái trẻ không nên tự bỏ đói bản thân, vì chán ăn là một rối loạn thần kinh nghiêm trọng, có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.





Tuy nhiên, các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard (Mỹ) và Viện Karolinska (Thụy Điển) cho rằng, biếng ăn có thể không thực sự gây hại cho phụ nữ. Họ đã tiến hành theo dõi trên 7.000 phụ nữ Thụy Điển dưới 40 tuổi, từng nhập viện vì chứng biếng ăn trước tuổi 20 từ năm 1965 đến 1998.





Vào cuối giai đoạn nghiên cứu, nhóm chỉ phát hiện ra 7 người phát triển ung thư vú, trong khi có tới 15 trường hợp mắc bệnh ở nhóm phụ nữ bình thường cùng số lượng. Mức độ chênh lệch tương đương 53%. Điều này chứng tỏ trong 1.000 phụ nữ biếng ăn sẽ có 1 người phát triển bệnh ung thư vú, so với 2 người trong nhóm bình thường.





Nhóm nghiên cứu đang tìm cách lý giải hiện tượng trên. Song giả định ban đầu đang tập trung vào sự khác biệt về lượng oestrogen- loại hoóc môn thúc đẩy sự phát triển bệnh ung thư vú.





Theo tiến sĩ Karin Michels, trưởng nhóm nghiên cứu, chính sự hạn chế hấp thu calorie vào những giai đoạn phát triển quan trọng đã làm giảm lượng oestrogen và những một số hoóc môn khác kích thích sự phát triển của khối ung thư. Đặc biệt, những cô gái lười ăn thường tắt kinh rất sớm, làm giảm đáng kể lượng oestrogen. Ngoài ra, sự hạn chế caloric vào giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành còn khống chế quá trình phân bào của các tế bào vú, giảm nguy cơ đột biến gây ung thư.





Phát hiện trên đã nhận được sự ủng hộ của một số nghiên cứu trên động vật trước đó, cho thấy sự hạn chế hấp thu carolie có thể chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc ung thư và kéo dài tuổi thọ.







Phối hợp thức ăn để chống ung thư





Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới đây, nếu biết phối hợp một số loại thức ăn có tác dụng chống ung thư sẽ tăng tác dụng lên nhiều lần so với khi ăn riêng rẽ. Thức ăn có chứa selen khi phối hợp với thức ăn có chứa sulforaphane tác dụng chống ung thư tăng mười ba lần so với ăn riêng rẽ.





Các loại thức ăn có chứa selen: Ngũ cốc nguyên hạt (chưa xát cám); đậu (quả và hạt); các loại quả hạt (lạc nhân, đào, mơ, mận), táo, hạt hướng dương, củ cải, nấm ăn các loại; các loại thủy sản (cá, tôm, ốc, tép v.v…); thịt, trứng, gan (thịt trắng như gà vịt nhiều selen hơn thịt đỏ).





Các loại thức ăn có chứa sulforaphane: Cải bắp, xúp lơ xanh, cải xoong v.v…Dưa cải bắp là thức ăn tốt vì có chứa sulforaphane và acidlactic.





Có nhiều cách phối hợp, như: Nấu chung với nhau trong một món ăn. Trong một bữa có nhiều món chứa selen và sulforaphane được ăn vào. Thức ăn có sulforaphane, món tráng miệng có selen (táo, mận, đào).





Cùng lượng thức ăn và chi phí như nhau, do biết kết hợp giữa thực phẩm giàu selen và thực phẩm giàu sulforaphane mà tác dụng phòng, chống ung thư tăng gấp hàng chục lần. Việc đó có thực hiện được không? Đó là điều mà cả gia đình đều trông vào người nội trợ.

Nên uống bao nhiêu tách cà phê mỗi ngày





Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho thấy, uống từ 2 -3 tách cà phe/ ngày không hoàn toàn gây hại cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, dùng một lượng cà phê (khoảng 100 – 150 ml cà phê loãng/ ngày) có thể giúp ngừa nguy cơ hen suyễn, giảm 25% ung thư ruột kết, 45% bệnh sỏi mật, 80% xơ gan và gần 90% bệnh Parkinson.





Trong khi đó, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Dinh dưỡng Anh khuyến cáo mọi người nên dùng nhiều loại nước khác nhau trong ngày như sữa, nước hoa quả…để cơ thể có thể hấp thu tốt nhất các loại khoáng chất khác nhau.

Ăn rau cải có thể chống ung thư



Các nhà khoa học vừa tìm ra những bằng chứng cho thấy những rau như bắp cải và cải búp có thể chống lại ung thư ruột kết. Và chỉ cần ăn 2 – 3 bữa rau mỗi tuần là bạn có thể bảo vệ mình trước bệnh ung thư ruột kết.





Những rau thuộc họ cải: Cây mù tạc, bông cải xanh, cải bắp, Horseradish, súp lơ, búp cải, củ cải Thụy Điển, xúp cải và Wassabi…





“Đấy hoàn toàn không phải là một phương thuốc kỳ diệu, hợp chất AITC có trong rau cải có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư”, Giáo sư Ian Jonhson, phụ trách nghiên cứu cho biết.





AITC là sản phẩm của quá trình phá vỡ hợp chất sinigrin trong các loại rau họ cải, nó xuất hiện khi băm nhuyễn, nhai, nấu chín, chế biến và tiêu hóa rau cải. Ngoài khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư như ruột kết, AITC còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các khối u, các chuyên gia cho biết.





Kết quả nghiên cứu được tuyên bố đúng vào thời điểm Quỹ Ung thư Thế giới (WCRF) thông báo kế hoạch triển khai một nghiên cứu quy mô nhất từ trước tới nay về chế độ dinh dưỡng và căn bệnh ung thư. Trong đó, các nhà khoa học trên thế giới sẽ tiến hành hơn 10.000 công trình liên quan, để xây dựng một hướng dẫn cụ thể và tin cậy nhất về một thực đơn có thể bảo vệ chúng ta trước bệnh ung thư (dự kiến sẽ được công bố vào năm 2006).





Trong đó, ĐH Leeds và Bristol (Anh) sẽ chịu trách nhiệm đối chiếu thông tin về các loại ung thư tuyến tụy, dạ dày, bàng quang, tuyến tiền liệt và thận; ĐH bang Pennsylvania, Mỹ sẽ tìm hiểu về ung thư miệng và cổ; ĐH Johns Hopkins ung thư phổi và họng trên; các chuyên gia ở trường Katrwowngfermanente đảm nhận về ung thư tử cung; các nhà khoa học Hà Lan đối chứng với ung thư ruột kết, trực tràng, gan và túi mật; Viện nghiên cứu Ung thư Italy sẽ tìm hiều ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung.





“Công trình nghiên cứu tổng hợp này sẽ làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm từ trước đến nay về ung thư vì nhiều người tin rằng ung thư là do “vận rủi”, hoặc do “gene”, Giáo sư Martin Wiseman, giám đốc dự án và cố vấn khoa học – y tế của WCRF, cho biết.

Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư




Loại trái cây chua như cam, quýt, chanh, nho…có khả năng trung hòa các chất gây ung thư. Một công trình nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy, nguy cơ ung thư tụy ở những người ăn trái cây chua hằng ngày thấp hơn 30 – 50% so với người bình thường.





Qua nhiều năm theo dõi bệnh nhân ung thư các loại, Viện ung thư Quốc gia Mỹ nhận thấy, khoảng 1/3 loại có liên quan tới chế độ ăn uống của người bệnh. Vì vậy, với một chế độ ăn uống hợp lý, bạn có thể làm giảm nguy cơ hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư. Phần lớn các loại rau quả có chất chống ôxy hóa, giúp tiêu diệt gốc ôxy tự do trong tế bào – một trong các yếu tố dẫn đễn ung thư. Những người ăn chay, gồm rau quả là chính, ít mắc ung thư hơn những người ăn ít rau quả.





Một trong những chất chống ôxy hóa điển hình là beta-caroten, có nhiều trong cà rốt, củ cải đỏ, khoai lang, rau dền, dưa hấu…Theo kết quả thực nghiệm ở Viện đại học Haward (Mỹ), beta-caroten của rau quả trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư. Sắc tố lycopen trong cà chua, dưa hấu cũng là chất chống ôxy hóa.





Tỏi, hành, ớt cay cũng chứa nhiều chất chống ung thư. Đặc biệt, chất ajoen, sulfur trong tỏi kích thích hoạt động của đại thực bào và tế bào lymphô T – 2 yếu tố của hệ miễn dịch, giúp phá hủy tế bào ung thư. Các loại đậu, nhất là đậu nành, có ít nhất 5 loại hóa chất ngăn chặn được sự phát triển tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, nhờ có chất tương tự oestrogen.





Trên cơ sở các nghiên cứu, Hội chống ung thư Mỹ có những lời khuyên dưới đây để giúp bạn giảm thiểu nguy cơ ung thư :





- Ăn nhiều rau và quả tươi: Chú ý rau quả ăn hàng ngày phải tươi và càng đậm màu càng tốt (màu xanh của rau, màu đỏ của cà chua, cà rốt, bí đỏ, ớt cay…). Ăn rau quả tươi hoặc luộc sơ qua, không nên xào rán. Rau đậu luộc, hấp chín sẽ bị giảm đáng kể vitamin và các chất cần thiết.





- Ăn cơm, mì, bánh mì, và các loại ngũ cốc khác: Cơm nên nấu từ loại gạo chưa xay giã sạch cám, gọi là gạo lứt. Bánh mỳ làm từ hạt lúa mỳ chưa rây, bánh mỳ đen càng tốt.





- Ăn thịt, cá nạc là chính. Giảm hẳn việc ăn mỡ động vật hoặc xào rán thức ăn bằng mỡ động vật, nên thay bằng dầu thực vật, nhưng cũng hạn chế càng ít càng tốt.





- Dùng ít thức ăn ướp mặn: Các thức ăn được giữ lâu bằng cách xông khói, ướp muối, ngâm giấm đều không tốt cho cơ thể, cả với tế bào và hệ tuần hoàn.





- Bớt uống rượu: Đồ uống hằng ngày tốt nhất là nước đun sôi để nguội.





- Kiểm soát cân nặng của bản thân: Ăn uống điều độ; tránh ăn quá mức hay lạm dụng tiệc tùng. Bớt ăn thực phẩm béo, nhiều đường, hạn chế các loại nước ngọt, xiro, kẹo, bánh kem…Vài ba tháng một lần tự kiểm tra cân nặng để biết điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện thân thể.





Tóm lại, những cuộc nghiên cứu trên đều ủng hộ việc sử dụng gừng rộng rãi để điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để làm rõ vấn đề này.

Chế độ ăn uống tốt giúp chống ung thư đường ruột



Một thực đơn ăn uống tốt với nhiều trái cây và rau xanh sẽ giúp cơ thể bảo vệ hiệu quả các quan tiêu hóa, chống lại bệnh ung thư ruột.





Thành ruột được lót một lớp tế bào biểu mô có màng nhầy bao phủ. Lớp biểu mô này chính là thành phần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn thô, vi khuẩn và bất cứ thứ gì được đưa vào tiêu hóa trong cơ thể. Thành ruột là “cơ quan phòng thủ” đầu tiên trong ruột, nhưng đây cũng là nơi chịu sức ép lớn nhất và cũng dễ bị biến đổi theo thời gian. Lớp biểu mô lại thường được tái tạo lại bằng những tế bào gốc có khả năng phân chia.





Nhưng điều này lại kích thích sự phát triển của các (sinh vật đơn bào dạng ống), có thể mang nhiều biến đổi gene dẫn đến ung thư.





Viện nghiên cứu thực phẩm Anh vừa tổng hợp các công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho thấy các chất xơ, axit folic và chất béo không tạo cholesterol, nhóm chất thực vật flavonoid và các sản phẩm lên men đường ruột như butyrate có thể giúp chống lại ung thư đường ruột.





Enzyme COX – 2 (giúp tế bào lõi tiếp tục phát triển) có thể bị chất quercetin (thuộc nhóm flavonoid trong hành củ, táo và trà) ức chế. Một số hóa chất khác được tìm thấy ở cây ngò tây, cây atiso, cây húng quế và cần tây cũng rất hiệu quả trong việc liên kết các thành phần hữu ích trong rau họ cải bắp như súp lơ xanh, bắp cải, tăng hoạt động của enzymes giải độc.

Trà dược cho bệnh nhân ung thư



Rất nhiều người bị ung thư sau khi điều trị (phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị) được khuyên dùng thêm thuốc y học cổ truyền. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị của thuốc Đông y, trong đó có các loại trà dược, đối với bệnh ung thư trong giai đoạn này.





Một số loại trà dược mà bệnh nhân ung thư sau điều trị có thể tham khảo:





- Hoàng kỳ, kê huyết đằng mỗi thứ 300 g, phá cố chi, thỏ ty tử, đương quy, kỳ tử mỗi thứ 200 g, trần bì 150 g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn,đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, tối đa có thể dùng 60 g mỗi ngày.







Công dụng: Ích khí bổ huyết, dưỡng tinh, dùng cho người bị ung thư đã tiến hành phẫu thuật hoặc hóa xạ trị, sức đề kháng và thể chất suy nhược. Loại trà dược này đã được chứng minh là có tác dụng nâng cao năng lực miễn dịch, giảm phản ứng phụ của hóa chất và tia xạ, bảo vệ và cải thiện công năng tủy xương, góp phần tăng cường hiệu quả trị liệu và kéo dài cuộc sống. Những người đang bị cảm cúm không được dùng.





- Sinh hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật, bạch linh mỗi thứ 250g, phá cổ chỉ 300g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.





Công dụng: Nâng cao sức miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Những người có hội chứng âm hư (môi khô miệng khát, hay sốt nóng về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ) không nên dùng.





- Sinh hoàng kỳ 100g, nữ trinh tử, linh chi, đương quy, đan sâm, sơn thù mỗi thứ 60g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.





Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, dùng cho những người bị ung thư đã tiến hành hóa xạ trị, công năng tạo huyết của tủy xương bị ức chế, số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu ngoại vi thấp. Bài thuốc có công dụng ích khí dưỡng huyết và nâng cao chính khí (sức đề kháng, sức miễn dịch).





- Nữ trinh tử, kỳ tử, thái tử sâm mỗi thứ 100g, kê huyết đẳng 150g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 45g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.





Công dụng: Dùng cho người bị bệnh ung thư đã hoặc đang dùng hóa xạ trị, phòng chống tình trạng suy tủy, giảm số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu ngoại vi. Những người bị đi lỏng mãn tính do tỳ hư không nên dùng loại trà dược này.

Sữa giúp giảm nguy cơ ung thư ruột





Gia tăng uống sữa và calcium có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết, theo các nhà nghiên cứu Mỹ.





Các nhà nghiên cứu Eunyoung Cho tại Bệnh viện Phụ nữ Birgham và Đại học Y khoa Harvard ở Boston đã xem xét các dữ liệu của 10 cuộc nghiên cứu từ 5 nước bao gồm 534.536 người, trong đó 4.992 người được chẩn đoán mắc chứng ung thư ruột kết. Họ nhận thấy có mối liên quan giữa việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, uống calcium và nguy cơ ung thư ruột kết.





Các nhà nghiên cứu đã xem xét nhiều loại thực phẩm chứa calcium, tuy nhiên chỉ có việc uống sữa có liên quan đến trình trạng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, nhất là các chứng ung thư ruột kết ngoại biên và trực tràng.





Theo kết quả cuộc nghiên cứu, những người uống khoảng 226 gam sữa/ ngày giảm được 12% nguy cơ ung thư ruột kết so với những người tiêu thụ ít hơn con số này, khoảng 70 gam/ngày.

Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ bị ung thư vú cao







Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy những phụ nữ thường xuyên hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những phụ nữ không hút thuốc hoặc đã cai thuôc.





Peggy Reynolds và cộng sự tại Văn phòng dịch vụ y tế ở Canifornia đã nghiên cứu 16.544 phụ nữ trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2000. Trong đó có 2.005 trường hợp được chẩn đoán là bị ung thư vú.





Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên hút thuốc có nguy cơ bị ung thư vú cao, khoảng 30% so với những người không hút. Trong đó, những trường hợp bắt đầu hút trước tuổi 20, những người hút ít nhất 5 năm trước lần sinh nở đầu tiên và những người hút nhiều nhất là có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữa.





Những phụ nữ đã từng hút thì có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Và hút thuốc thụ động cũng không gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú.





Ung thư vú là một trong 3 nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong vì ung thư ở Mỹ, sau ung thư phổi và ruột. Căn bệnh này đã giết chết 40.000 phụ nữ vào năm 2003.

(St)

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi   Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Năm loại thực phẩm tốt nhất cho phổi
» Tác hại của đậu phụ và thực phẩm từ đậu
» Mẹo vặt làm bếp Bảo quản thực phẩm mùa hè
» 5 thực phẩm 'diệt' IQ của trẻ
» Thực phẩm "vàng" trị đau họng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn ...::: TEEN :::... :: Khéo Tay Hay Làm :: Tủ Thuốt Gia Đình-
Chuyển đến