Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn ...::: TEEN :::...

::: NGÀ @ HẢI @ TAMMY @ ANTHONY :::
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 21 . CHÊ NHAU

Go down 
Tác giảThông điệp
ngusaokhoc
MOD Diễn Đàn
MOD Diễn Đàn
ngusaokhoc


Tổng số bài gửi : 149
Points : 448
Reputation : 0
Join date : 26/10/2011

21 . CHÊ NHAU  Empty
Bài gửiTiêu đề: 21 . CHÊ NHAU    21 . CHÊ NHAU  I_icon_minitimeWed Oct 26, 2011 6:40 am

Con Chó chê Khỉ lắm lông,
Khỉ lại chê Chó ăn dông ăn dài.
Lươn ngắn lại chê Trạch dài;
Thờn Bơn méo miệng chê Trai lệch mồm.

Ghi theo NASL IV: 46a, ĐNQT: 99b, CDNĐ: 34, TNPD II: 42 và TC8D l: 322. Sách LHCD: 27a ghi hai cặp lục bát làm thành hai bài riêng (với vài khác biệt nhỏ). Các sách ít: 226, VNP7: 95, NGCK: 183b ghi cặp lục bát sau thành bài độc lập.

Bài ca dao có thể được tách làm hai phần mỗi phần là một cặp lục bát, có tư cách là một văn bản độc lập. Dẫu vậy, khi ghép chung, chúng bổ sung cho nhau để tạo nên ý nghĩa khái quát hơn Ở cặp lục bát đầu, Khỉ bị Chó chê lắm lông", nó chê lại Chó là "ăn dông ăn dài". Sự thật, thì Chó có thể không nhiều lông bằng Khỉ, nhưng vẫn thuộc loài lông lá che thân (sự phủ lông này trở thành dấu hiệu chỉnh, để nhận diện chúng; “Con mèo con chó có lông; Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai" [TNPI I: 68]); Khỉ không "ăn dông ăn dài" như Chó, nhưng cũng không phải là loại ăn theo bữa, đúng giờ giấc nhất định. Nghĩa là khi bị Chó chê "lắm lông", Khỉ có thể chê lại Chó lông không ít (và khi bị Khỉ chê ăn dông ăn dài,”Chó cũng có thể lấy chuyện ăn lai rai của Khỉ để chê lại). Khỉ từng làm điều ấy với chuột Chù:

Chuột Chù chê Khí rằng hôi.
Khỉ lại trả lời “Cả họ mày thơm!
[NASL IV Và 45bl ]

Cách trả miếng này vừa bớp chát vừa sâu sắc, bởi nó hàm ý, khi nói lên cái xấu của người khác. người nói đồng thời cũng nhận ra cái xấu ở bản thân, khác với kẻ không thấy được khuyết điểm của mình (như Chuột Chù không biết mình hôi hôi như chuột chù – nên đã đi chê khỉ).

Ở cặp lục bát sau cũng tương tự, Lươn nghĩ mình ngắn nên chê Trạch. Thờn Bơn cho miệng mồm mình thẳng ngay, nên chê cá Chai. Và một loạt những chê bai kiểu này mà ca đao đã từng nêu; ví dụ:

Cú lại chê bai vọ rằng hôi,
Giẻ cùi chê Khách dài đuôi vật vờ
1 TNPD I : 69 ]

Thường thì con người hay mắc một số khuyết điểm nhất định; điều mà người khác mắc, mình cũng có thể mắc phải. Đây cũng là một đặc điểm chung của loài người (mà không có chúng, hay giải trừ được chúng, con người sẽ biến thành một sự vật mới mang dáng vóc người - Thần, Phật chẳng hạn), có khác nhau chăng, cũng chỉ ở mức độ (phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, môi trường sống) mà thôi.

Cho nên, phải thận trọng, cân nhắc khi xem xét khuyết điểm của người; còn như việc chê cười, khinh thị người khác, thì lại càng cẩn trọng hơn, hoặc tốt nhất là không nên, như ca dao có bài nêu:

Ai ơi chớ vội cười nhau;
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
22. CHÌ VÀ ĐỒNG

Chì khoe Chì nặng hơn Đồng,
Sao Chì chung đúc nên cồng nên chiêng?

Ghi theo NASL IV: 1b và HT: 226. Các sách TCBD I: 405, TNPD I: 86 và DCNTB l: 192 cũng có chép bài ca dao với vài khác biệt nhỏ (như 1 CBD 1 và TNPD 1 ghi t,chuông" thay vì (chiêng" Ở dỏng bát).

Chì nặng hơn Đồng thật sự (tỉ khối của chì là 1 l,34; của đồng là 8,96), nên Chì có khoe thì cũng "người ta thường tình". không thể căn cứ vào chuyện nặng nhẹ để đặt điều kiện làm chất liệu cho cồng chiêng được, lập luận này thiếu logic (bởi nặng nhẹ chưa hẳn là một trong số những thuộc tính, yêu cầu của chất liệu cồng, chiêng; và giả sử đây là một thuộc tính đi nữa thì cũng là một thuộc tính không cơ bản, không thể căn cứ để đặt điều kiện tuyệt đối như vậy).

Vậy thì "nặng", một đặc điểm nổi trội của Chì, được bài ca dao dùng theo nghĩa bóng (dạng tương tự cách nói "nặng kí" khi đánh giá một con người, vụ việc dùng trong khẩu ngữ hiện nay, tạm hiểu lả "tốt", hay", "giỏi", có lợi",... Hiểu như vậy thì bài ca dao hợp lẽ. Và lời chất vấn (dòng bát) là một bằng chứng, một sự việc cụ thể để phản bác, phủ định sự khoe khoang của Chì.

Mỗi người có những sở trường sở đoản riêng, phát huy sở trường thì dễ thành công, đối phó bằng sở đoản thì dễ thất bại; khoe sở trường của mình đã không nên, tự cho mình hơn hẳn người khác về mọi phương diện (có phần phóng đại cái sở trường kia), lại càng không nên - chỉ có những kẻ cuồng dại mới làm như thế.

Đó là ngụ ý của bài ca dao.
23. CHIẾC ÁO ÔNG CHỒNG VÀ NHỮNG BÀ VỢ THỢ MAY

Sớm mai đi chợ Gò Vấp,
Mua một xấp vải;
Đem về
Con Hai nó cắt,
Con Ba nó may,
Con Tư nó đột,
Con Năm nó viền,.
Con Sáu đơm nút,
Con Bảy vắt khuy.
Anh bước cẳng ra đi,
Con Tám níu, con Chín trì
Mười ơi! Sao em để vậy, còn gì áo anh!

Ghi theo HHĐN: 140-141, HMN: 45, TCBD l: 220 Các sách TCBD I: 414, HT: 459, VNP1 I: 163 và VNP7: 299-300 cũng có chép bài ca dao-
với vài khác biệt nhỏ '1

Đây là lời kể của người chồng, ông đi mua vải để những bà vợ may áo cho mình Có sáu bà, từ bà Hai (tức đầu, cả) đến bà Bảy- được kể là có tham gia vào việc may vá. Ba bà vợ còn lại tuy không nêu ra, nhưng có thể hiểu là cũng đã góp phần hoàn thành chiếc áo.

Người đàn ông mặc chiếc áo mới “bước cẳng ra đi". Nếu đi ăn cỗ, đi làm việc thì hẳn không xảy ra chuyện "níu", "trì” (lôi kéo thật mạnh về phía mình, bằng cách ngồi bệt hay nằm dài xuống) Và dù hành động “níu”, "trì" bài ca dao chỉ kể là của bà Tám, bà Chín, nhưng ta vẫn có thể suy luận là gồm cả những bà vợ khác, chỉ trừ một người, đó là bà Mười, người vợ duy nhất được chồng gọi bằng em với vẻ trìu mến (trong lúc các bà khác đều được gọi bằng "con"). Điều này chứng tỏ bà Mười được cưng chiều, và do đó, không cần phải có hành động giành giựt chồng như những bà kia.

Ông ta đi đâu mà các bà vợ gây căng thẳng như vậy? Câu trả lời? Có thể được tìm thấy là: Ông ta đi kiếm bà Mười Một!
Tục ngữ có câu
"Làm trai lấy vợ bé, nhà giàu tậu nghé hoa",
lại có câu
"Sông bao nhiêu nước cũng vừa;
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.[5]
Nhiều vợ được coi là một biểu hiện quan trọng về địa vị và sự giàu sang của người đàn ông. Điều này được luật pháp, tập quán phong kiến thừa nhận Nó làm nảy sinh những ham muốn về luyến ái không cùng. Ở người đàn ông, và tạo nên những mâu thuẫn lớn trong hôn nhân và gia đình, coi khinh người phụ nữ.

Bài ca dao dựng lên chiếc áo ông chồng được các bà vợ may làm biểu trưng cho địa vị và sự giàu có ấy. Nhưng cũng chính những bà vợ làm hỏng chiếc áo do chính họ tạo nên. Mâu thuẫn giữa sự giàu sang và những bà vợ cũng là mâu thuẫn giữa quyền sống, quyền được hạnh phúc của người phụ nữ với chế độ đa thê. Thể hiện sự mâu thuẫn này, bài ca dao nhằm lên án sự phi lí, bất công mà người phụ nữ phải gánh chịu.
24. CHIM, CÁ MẮC CẠN VÌ THAM MỒI

Chim tham ăn sa vào vòng lưới,
Cá mê mồi mắc phải lưỡi câu;
Ai ơi phải khắc ghi sâu.
Noi gương chim cá, mai sau răn mình.

Ghi theo CDĐTM: 39.
Vì tham ăn, mê mồi mà Chim sa lưới. Cá mắc câu (con người đã lợi dụng đặc điểm tham ăn này của Chim, Cá để đơm, bẫy chúng).Con người cũng phải ăn mới sống được. Tục ngữ có nhiều câu đề cập đến miếng ăn, câu gây ấn tượng nhiều nhất, có lẽ là:

Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu,

Cái tạo ấn tượng là đã nêu hai mặt đối lập nhau của vấn đề: vừa coi khinh, vừa coi trọng nó. Đó là miếng ăn theo nghĩa biểu vật, nghĩa trần trụi.


Nhưng lắm khi miếng ăn được hiểu theo nghĩa rộng, là lất cả
những gì phục vụ cho đời sống vật chất của con người. Con người
tùy hoàn cảnh, địa vị mà có thể phạm sai lầm do tham/mê miếng ăn
kiểu này; như Nguyễn Gia Thiều từng nêu: -


Mồi phú quý nhử làng xa mã,
Bộ vinh hoa lừa gã công khanh.

(Cung Oán Ngâm Khúc" - dòng 8/-82)
Chuyện "tham ăn", "mê mồi" đã hiểu theo mức độ phạm vi hay
hoàn cảnh nào. ít nhiều cũng dẫn con người đến sai lạc, có thể -
thành tội phạm; và bài ca dao đã lấy đó làm một lời răn đáng ghi .-
nhớ.
25. CHIM CHÍCH GHẸO BỒ NÔNG


(1) Chim Chích mà ghẹo Bồ Nông,
Đến khi nó mổ: "Lạy ông tôi chừa!"

(II) Chèo Bẻo mà ghẹo Vàng Anh,
Đến khi nó đánh lạy anh tôi chừa"

Bài (l) ghi theo CVPD; 151 ĐNQT: 100b, LHCD: 34a, TNPD l: 87 và VNPS: 21a. sách NASL IV: 36b cũng có chép bài ca dao với chỗ khác biệt: ghi “lại” thay vì 'mà" Ở dòng lục. Bài (II) ghi theo TCDGBH: 90.

Chim chích là loài chim nhỏ, ăn sâu bọ; Bồ Nông là loài chim lớn mỏ to và dài, cổ có bìu đựng mồi (thường là cá ), sống từng đàn ở bờ sông, biển. Chim Chích mà chòng ghẹo, chọc tức Bố Nông, để có Nông giận mổ cho thì rõ là nguy khốn.


Chèo Bèo là loài chim ăn sâu bọ, so với Vàngnb thoảng anh) thì không mạnh bằng, nếu chọc tức để Vàng Anh đánh cho thì khó bề chống đỡ
Hai bài ca dao đang bàn là bài văn bản đồng nghĩa. Bài ca dao dưới đây cũng mang ý tương tự


Chó thấy hùm ngủ vuốt râu,
Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn.
TVNP8 :

Trong cư xử, quan hệ với kẻ mạnh (sức vóc, thế lực lớn mạnh), người yếu cần khéo léo; thận trọng, và chớ để kẻ mạnh giương nanh vua do bị xúc phạm bởi sự thiếu chín chắn của mình. Đó là lời khuyên được rút ra từ hai bài ca dao.

--------------------------------------------------------------------------------

[5] (Câu Tục ngữ này, đồng thời cũng mang tính chất ca dao (xem xuất xứ Ở bài bắt chước Thúc Sinh, học đòi Hoạn Thư")
26. CHIM CHÍCH VE PHƯỢNG HOÀNG

Con chim Chích đổ thẳng ngành tre,
Được bao lông cánh mà ve Phượng Hoàng.
Ghi theo CDTCM: 255.

Chim Chích là loài chim nhỏ, ăn sâu bọ; Phượng Hoàng là một loài chim vóc lớn và đẹp lộng lẫy, được coi là chứa của các loài chim(1)
Chim Chích mà đòi ve (tán tỉnh người khác giới, để có thể đi đến quan hệ lứa đôi) Phượng Hoàng là không tự biết thân phận mình. Tục ngữ có câu đũa mốc (mà) chòi mâm son", với ý, người đang ở vị trí thấp kém lại muốn được kết hôn với người có địa vị cao sang. Chuyện chim Chích ve Phượng Hoàng" là một biểu hiện sinh tổng của câu tục ngữ này. vỉa đó là lời ngụ của bài ca dao.
27. CHIM KHÔN, CÁ KHÔN


Chim khôn tránh lưới, mắc dò;
Cá khôn tránh đó, tránh lờ, mắc đăng.


Ghi theo NASL IV: 44a.
(1) Theo hoàng Phê (chủ biên 1994. từ điểm tiếng Việt. Sđd, ti.776) trù Phương Hoàng là "chim tưởng tượng, có hình thù giống chim trĩ, được coi là chúa của loài chim".

68

Có thể chia bài ca dao làm hai phần, mỗi phần một dòng (ở đây là một câu) theo mô hình A khôn (thì cũng chỉ) tránh được y, (nhưng vẫn mắc phải Y. Chim khôn thì cũng chỉ tránh được lưới, nhưng vẫn mắc phải dò.

Lưới, dò (một loại bẫy, thường làm bằng dây thòng long) khiến chim bị túm bắt; đó, lờ, đăng khiến cá gặp nạn Không thể nói chắc trong các thứ lưới bẫy trên, loại nào lại hại hơn loại nào, mà còn tùy thuộc vào từng con chim, cá cụ thể, tùy thuộc vào không gian, thời gian chăng bẫy; nhưng thông thường thì chim dễ bị mắc dò hơn, cá dễ bị đăng bủa hơn. Điều này nhằm nói lên, cái khôn, cái hiểu biết có mức độ, có giới hạn của nó. Mỗi khi có sự vật, hiện tượng tác động vượt khỏi giới hạn này, cái khôn mất tác dụng. Ví dụ, chàng trai ở bài ca dao dưới đây, rất lo lắng về việc mất khôn trước lời nhỏ to " mà cô gái mình yêu đang gặp phải:


Người ngoan lên bãi hái chè,
trái dăm ba lá xuống khe ta ngồi.
Chim khôn chết mệt vì mồi,
Người khôn chết mệt lử lời nhô to:
Chim khôn tránh lưới nắc dò,
Cá khôn tranh mãi, lt~l~g lờ mắc đang.
Ngư~ỳi ngoan yêu đến tôi chăng?
[QHBN: 267]


Từ đó, có thể rút ra ý nghĩa khái quát, đồng thời, là lời khuyên ( ủn bài ca dao: Cái khôn, sự hiểu biết của ta trước muôn vàn sự vật, tiện tượng (tự nhiên và xã hội) rất hạn chế, không nên quá tự tin, ỷ lại vào nó, mà trước mối tình huống, cần phải lượng định, tìm tòi những kiến giải mới, để tránh mắc phải sai lầm.
69

28. CHÓ NÊU CÔNG

"Ruộng se mạ úa chẳng chộ mi đâu,
Chúa đặt mươn xuống mi đã ngồi chầu trước tiên?"
- "Có tao, tao sủa hậu hậu,
Không thì kẻ trộm chặt đầu mi đi!".
Ghi theo CDNT: 284.

"Chộ": thấy; "mươn": mâm nan có 4 chân, dùng để dọn cơm ăn; "chúa": có thể hiểu như chủ, người chủ. Lời sau là của Chó, lời đầu có khả năng do Mèo nói (vì Mèo và khó đều giống nhau ở điểm là cùng xuất hiện lúc vừa dọn mâm lên, giữa chúng cũng thường ganh tị cấu xé nhau).

Nông dân phải vật lộn với đồng ruộng, dãi nắng dầm mưa mới kiếm được cơm ăn, vậy mà vừa đặt mâm xuống, Chó đã ngồi bên Sao hỗn thế? Lời giãi bày của Chó rất cụ thể, rõ ràng: Chó canh giữ nhà không để kẻ trộm lấy cắp của cải và cả việc chặt đầu Mèo (hay kẻ buông lời trách cứ nó), là một thành viên nằm dưới sự bảo vệ của Chó. Sở dĩ lời giải thích của Chó có vẻ cáu gắt, kẻ cả (cách xưng hô "tao" - mi" cách đặt Mèo dưới tay kẻ trộm trong lúc Chó thì cự lại chúng, theo cách "sủa hậu hâu) là vì vậy

Dẫu sao, Chó cũng chỉ "ngồi chầu bên mâm chứ không phải ngồi ăn (nó thường được chủ cho ăn, sau khi họ ăn xong). Và vì công sức như đã nêu, thì chuyện hưởng thụ của Chó chưa phải đã tương xứng. Chó nặng lời với kẻ đã không nhận thức đúng vai trò của nó như vậy không hẳn là quá đáng. Lời ngụ Ở đây là: Không nên quá coi trọng việc tạo ra sản phẩm mà xem nhẹ chuyện bảo vệ những sản phẩm được làm ra.
70

29. CHỒNG EM NGỒI VÕNG ĐIỀU

Chồng em anh đã mất chưa?
Tay cầm thẻ bạc, ngồi đưa võng điều'.
Chồng em, anh đã biết rồi,
Thắt lưng chạc lạt, chia xôi cho làng".

Ghi theo CDNT: 122. Sách này cũng ghi một số bản khác của bài ca dao như ở dòng hai: "ngồi trong cửa sổ mà đưa võng điều; Ở dòng bốn: "tay cầm cái vẹm hay ngồi góc mươn hoặc "khi đứng thì thấp, khi ngồi thì cao Sách VHDGQB: 424 có chép bài mang nội dung tương tự:

Em khoe chồng em đậu được cửu lãnh cảnh binh,
Hôm qua anh cho nằm dưới đình Quảng Long.

Cầm thẻ bạc, ngồi võng điều là cung cách của quan lớn. Thắt lưng bằng sợi lạt và chia xôi cho ràng là dáng vẻ và việc làm của người nghèo khổ, thấp hèn. Người phụ nữ tỏ ra rất tin tường, tự hào về chồng mình, mới đem ra khoe với một người (là bà con, bạn cũ) mà chị nghĩ anh ta chưa biết chồng mình ra sao, rằng: chồng "là rất cao sang, quyền quý. Gặp phải anh chàng bỗ bã, hoặc loại chỉ quen nói đúng bản chất sự vật, vạch mặt chỉ tên anh chồng của chị này là một kẻ tôi đòi hèn mạt, chẳng có gì để xưng tụng.

Chúng ta nhận ra, cả hai đều nói quá, nói phóng đại sự thật để đạt mục đích, ở chị nọ là khoe khoang, Ở anh kia là hạ bệ. Truyện ngắn "Quê mẹ" của Thanh Tịnh có một chi tiết gần gũi với bài ca dao: Thảo lấy chồng khác làng, anh này làm hương thơ (nhận và phát thư từ trong làng), hôm nọ, về quê giỗ ông một mình, người bố hỏi sao chồng con không qua, Thảo đáp "Dạ, nhà con mắc việc quan"; cô Khuê, chị em chú bác với Thảo nghe vậy, trề môi nói: "Thứ đồ làm hương thơ mà cũng gọi là việc quan". Chi tiết này có vẻ xác thực, không phóng đại (hay thu bé) như bài ca dao, nhưng là mục đích ý nghĩa đều giống nhau. Trong cuộc sống, những điều tự đề cao minh, được phân tích chi li; chúng được đúc kết, thể hiện trong một loạt các khái niệm? tự cao, tự đại, tự tôn, tự kiêu, tự mãn, tự ái, tự đắc tự hào... Sở dĩ chúng được xác định tường tận như vậy, vì tuy mới khái niệm đều có nội hàm và ngoại diên riêng, song chúng vẫn có những chỗ giao nhất định, và đều là những ngáng trở cho sự hòa nhập của một cá thể đố/ với cộng đồng.

Đi Cùng với cái tôi tự thân là cái tôi ăn theo, cái tôi sóng kèm (sóng kèm vợ/(hồng, ông bà, cha mẹ, con cái, anh em, bạn bè, họ tộc, làng xã,...), phổ biến nhất là với chồng và con cái; khoe chồng cao quý, hàm ý mình cũng sang giàu (khoe con học giỏi, cũng ít nhiều đề cao sự thông minh của bản thân, là bố/mẹ chúng). .


Tục ngữ Pháp có câu "Cái tôi thì đáng ghét" (Le moi choque toujours). Có thể bổ sung cho rõ hơn: Cái tôi, cả cái tôi tự thân và cái tôi ăn theo, đều đáng ghét; cho nên, trong giao tiếp, cần tránh nói những điều đáng ghét kia, đó cũng là cách ngăn ngừa sự xúc phạm của người đối thoại với bản thân. Ngụ ý của bài ca dao là vậy
30. CHỒNG SAO, VỢ VẬY

Chồng đánh bạc, vợ đánh bài,
Chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng.

Ghi theo NASL II: 2b, TNPD l: 88, VNPI l: 133, \/. p7: 273, HT? 234
và TCBD II: 191.

Có 7 trên 14 âm tiết được lặp lại, nói cách khác, chỉ có 7 âm tiết (đồng thời là 7 từ, kể cả những từ gần nghĩa dùng thành cặp như hai-ba, bạc-bài), được dùng để tao nên bài ca dao. Cặp lục bát được tổ chức thành bại vế đối xứng nhau, trong mỗi vế, lại theo hình thức tiểu đối:
Chồng [cờ bạc], vợ [cờ bạc]
Chồng [trai gái], vợ [trai gái] chồng sao, vợ vậy

Vợ tỏ ra bình đẳng không thua kém chồng (ca dao từng đề cập 1 vấn đề tương tự theo hướng này:

Chồng ăn cho, vợ ăn nem;
Đứa ở có thèm, mua thịt mà ăn.
[ĐNQT: 89al); dù theo lễ giáo và phong tục truyền thống, những việc làm này của người vợ sẽ bị lên án mạnh hơn người chồng. Nhưng xét nguyên nhân, dựa theo cách diễn đạt của bài ca dao, thì do người chồng gây ra trước, có vẻ như bày đường cho vợ làm, nên phải chịu trách nhiệm (khi gia đình, sự nghiệp bị đổ vỡ

Bài ca đao có thể chỉ là sự chê trách chuyện chồng sao vợ vậy cùng đi theo con đường hư hỏng. Dù vậy, ít nhiều vẫn tìm thấy một lời khuyên bảo Ở đây, đó là: để bảo ban được vợ, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đ nít, người chồng phải nghiêm túc, không bạc bài, trác táng; còn môi khi đã hư đốn, thì người vợ cũng cố quyền như vậy mà không trách cứ được.


Về Đầu Trang Go down
 
21 . CHÊ NHAU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» XIn hay tin nhau-Nhat Kim Anh
» Giac mo anh va em ben nhau - AXN
» Thế là hết ta xa nhau xĩnh viễn!
» ALBUM VIDEO VĨNH THIÊN KIM 2
» Nhạc Trẻ List

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn ...::: TEEN :::... :: HỌC LÀM NGƯỜI :: CA DAO - NGỤ NGÔN-
Chuyển đến