Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn ...::: TEEN :::...

::: NGÀ @ HẢI @ TAMMY @ ANTHONY :::
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tùy Ngộ Nhi An

Go down 
Tác giảThông điệp
ngusaokhoc
MOD Diễn Đàn
MOD Diễn Đàn
ngusaokhoc


Tổng số bài gửi : 149
Points : 448
Reputation : 0
Join date : 26/10/2011

Tùy Ngộ Nhi An  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tùy Ngộ Nhi An    Tùy Ngộ Nhi An  I_icon_minitimeWed Oct 26, 2011 1:10 pm

Nghệ thuật sống
Đắc Nhân Tâm - Tác giả: Dale Carnegie, Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê
Trang trước 1 2 3 Trang 1Trang 2Trang 3
LienHuong
December 29th 2005, 5:31 pm

Chương 31
Làm Sao Cho Người Ta Vui Sướng Mà Làm Công Việc Bạn Nhờ Cậy

Hôm đó vào năm 1915. Đã trên một năm, các nước ở châu Âu chém giết lẫn nhau ghê gớm chưa từng thấy trong lịch sử. Châu Mỹ ở trong tình trạng kinh hoảng. Có thể lập lại hòa bình được không? Không ai biết được.
Nhưng Tổng thống Wilson nhất quyết gắng sức làm cho kỳ được. Ông sai một mật sứ đi hội nghị với các nhà cầm đầu châu Âu.
William Jennings Bryan, Tổng trưởng nội vụ, sứ đồ của hòa bình, nóng lòng đi lắm. Ông thấy đó là một dịp phụng sự một lý tưởng cao cả và trở nên bất hủ. Nhưng Tổng thống Wilson lựa một người khác, đại tá House, bạn thiết của ông. Và ông cậy đại tá làm công việc khó khăn là báo tin đó cho Bryan hay.
Đại tá chép cuộc gặp gỡ đó trong nhật ký của ông:
"Bryan thất ý lắm, khi ông hay tin rằng tôi được Tổng thống giao phó cho sứ mệnh mà ông ao ước".
Tôi trả lời ông ta: Tổng thống nghĩ nên giữ kín cuộc vận động đó. Mà nếu Bryan đi, tên tuổi của ông mà ai cũng biết, đủ làm cho người ta chú ý tới và tự hỏi ông tới với mục đích chi đây...".
Nghĩa là đại tá muốn cho ông Bryan hiểu rằng ông là người quan trọng quá, không nên nhận sứ mệnh đó - và ông Bryan hài lòng.
Khôn khéo, lại có nhiều kinh nghiệm, đại tá House đem thực hành một trong những quy tắc lớn nó điều khiển sự giao thiệp giữa loài người. Quy tắc đó là: Làm sao cho người khác thấy vui sướng mà làm công việc bạn cậy họ.
Khi Tổng thống Wilson mời ông Mc. Adoo giúp việc trong văn phòng ông, ông cũng áp dụng quy tắc đó, mặc dù điều ông tin cậy không phải là một sự hy sinh, mà chính là một danh dự vô cùng cho ông Mc. Adoo, ông này thấy vui thích bội phần và kể lại như vầy:
"Ông (Wilson) bảo tôi rằng ông sẽ sung sướng lắm, nếu tôi chịu nhận chức Tổng trưởng Quốc khố. Ngôn ngữ ông thiệt lịch sự: ông cho tôi cảm tưởng rằng nếu tôi chịu nhận vinh dự lớn đó, thì tức là ban cho ông một đặc ân".
Tôi biết một diễn giả được mọi nơi mời đến diễn thuyết. Ông ta không thể làm vừa lòng mọi người được cho nên bắt buộc phải từ chối, nhưng ông từ chối một cách khéo léo đến nỗi người ta vui vẻ ra về. Ông làm cách nào? Tất nhiên ông không nói cụt ngủn rằng ông bận việc lắm... Không. Sau khi cám ơn và tỏ lòng tiếc không nhận lời được, ông vội vàng giới thiẹu một người có thể thay ông được. Nghĩa là không để cho người kia có đủ thì giờ thất vọng trước sự từ chối của ông và ông làm cho tư tưởng người đó hướng ngay về diễn giả mà ông giới thiệu.
Ông nói:
"Tại sao ông không cậy ông bạn tôi, Cleveland Rodgers, nhà xuất bản tờ Brooklyn Eagle? Hoặc ông Guy Hickock? Ông ấy đã viết báo 15 năm ở Paris và biết rất nhiều chuyện thú vị... Hay là ông lại hỏi ông Livingston Longfellow xem sao? Chắc ông biết ông ấy có một cuốn phim tuyệt đẹp về những cuộc săn bắn lớn ở ấn Độ...".
Ông Want, quản lý một nhà in lớn ở Nữu Ước, có một người thợ máy mà ông nhất định muốn sửa đổi tính tình. Anh thợ đó phải trông nom cho một loạt máy vừa sắp vừa đúc chữ và nhiều máy khác nữa, sao cho những máy đó chạy đêm và ngày mà không hư hỏng, khỏi ngưng lại. Anh ta phàn nàn công việc nặng nhọc quá, làm việc nhiều giờ quá, và xin thêm người phụ.
Ông Want không cho thêm người phụ, cũng không rút công việc, rút giờ làm việc, mà anh ta vẫn vui lòng. Ông làm cách nào? Ông cho riêng anh ta một phòng giấy với một tấm bảng treo ở cửa đề tên và chức mới của anh. "Giám đốc phòng giữ gìn máy móc".
Thành ra anh thợ máy không phải là một nhân viên hạ cấp, mà ai cũng có quyền sai bảo nữa, anh nay đã nghiễm nhiên là một viên chỉ huy rồi. Người ta đã công nhận giá trị tài năng của anh. Tự thấy cái quan trọng và uy thế mới của mình, anh hài lòng và tiếp tục làm không phàn nàn chi hết.
Bạn cho vậy là con nít ư? Có lẽ là con nít thiệt. Mà người ta cũng đã cho Nã Phá Luân đã dùng phương pháp con nít đó khi ông lập ra huy chương Bắc đẩu bội tinh, phân phát một ngàn năm trăm chiếc cho lính ông và thăng chức "Pháp quốc Thống chế" cho 18 đại tướng, gọi đội quân của ông là "Đại binh".
Ai chế giễu ông rằng dùng đồ lòe loẹt vô dụng đó để thưởng những người đã nhiều lần vào sanh ra tử với ông, ông đáp: "Loài người vẫn bị cai trị bằng những đồ lòe loẹt đó".
Biết cách phân phát chức tước và uy quyền như Nã Phá Luân, thì chúng ta cũng sẽ được những kết quả như vị anh hùng đó.
Trước nhà bà Gent, một bà bạn của tôi, mà tôi đã có dịp nói tới, có một bãi cỏ đẹp mà tụi con nít thường tới giày xéo phá phách mỗi ngày. Mắng, dọa, dỗ dành đều vô hiệu. Tức thì bà thay đổi chiến thuật. Bà kêu đứa nhỏ ngỗ nghịch nhất, tặng cho nó chức "thám tử" và giao cho trách nhiệm đuổi tất cả những đứa vô chơi trên bãi cỏ, bất kỳ là đứa nào. Và vấn đề đó giải quyết xong lập tức. Viên "thám tử" nhóm lửa ở sau nhà, nung một thanh sắt cho tới trắng ra và dọa sẽ dí vào đứa nhỏ nào dám dẫm lên vườn cỏ!
Bản tính loài người như vậy. Cho nên muốn sửa đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ:
"Bạn phải xử trí ra sao cho người đó thấy sung sướng làm công việc mà bạn đề nghị".
Đó là quy tắc thứ 9.

LienHuong
December 29th 2005, 5:34 pm

Chương 32
Phép Nhiệm Mầu

Tôi biết bạn nghĩ gì khi đọc đầu đề chương này. Bạn bĩu môi: "Vô lý thượng hạng! Nồng nặc mùi quảng cáo của bọn bán cao đơn hoàn tán và của các "mét" coi chỉ tay đoán vận mạng".
Nếu bạn nghĩ như vậy, tôi không dám cãi. Mười lăm năm trước, có lẽ tôi cũng như vậy, khi đọc một câu như vậy. Bạn hoài nghi ư? Càng tốt! Tôi yêu những người hoài nghi. Tôi gốc gác ở Missouri: như vậy bạn đủ hiểu... Tư tưởng của loài người sở dĩ tiến được chính nhờ bọn tò mò, nhờ các vị thánh Thomas hay ngờ vực, nhờ hết thảy những người không chịu tin vì chưa có chứng cớ rõ ràng.
Tôi muốn thành thực hỏi bạn hai chữ "mầu nhiệm" đó dùng có đúng không? Không - Không được đúng lắm, vì còn ở dưới sự thực xa. Vài bức thư chép lại trong chương này đã có kết quả mà có người cho rằng bội phần mầu nhiệm kia. Và người đó là ai? Chính là ông Ken R.Dyke, một nhà chuyên môn có danh nhất về nghề bán hàng ở Mỹ. Ông trước làm giám đốc thương mãi tại xí nghiệp Johns Manville, hãng làm những mái nhà phòng hỏa và bây giờ chỉ huy phòng quảng cáo tại công ty Palmolive Peet, lại đồng thời làm hội trưởng "Liên đoàn" các nhà quảng cáo nữa. Cứ 100 bức thư mà ông Dyke thường gởi cho các tiệm bán lẻ hàng hãng ông sản xuất, để hỏi thăm tình hình, thì ông chỉ nhận từ 5 tới 8 thư hồi âm, nghĩa là từ 5 tới 8 phần 100. Cho nên ông cho rằng được 15 phần trăm đã là kỳ dị và nếu được 20 phần 100 thì thật là có phép mầu nhiệm.
Vậy mà một bức thư của ông gởi đi có chép lại ở dưới đây, đã được 42 phần trăm thư hồi âm! Nghĩa là mầu nhiệm tới gấp hai. Đó là những chứng cớ mà người ta không thể nhún vai mà không công nhận được. Vả lại không phải chỉ một bức thư đó được cái may mắn bất ngờ đó đâu; cả chục bức thư khác cũng thành công vậy.
Nguyên do ở đâu? Ông Ken Dyke đích thân chỉ cho bạn đây: "Sau khi học những lớp giảng của ông Dale Carnegie, tôi làm cho những bức thư tôi gởi để dò tình hình, công hiệu tăng lên một cách lạ lùng. Tôi hiểu rằng những lý lẽ mà tôi dùng từ trước tới nay hoàn toàn vô ích. Tôi thực hành những quy tắc đã học được, và làm cho công hiệu của những bức thư tôi gởi tăng lên từ 500 tới 800 phần trăm".
Đây, bức thư mầu nhiệm đó đây. Nó làm cho người nhận được vui thích, vì trong thư đã xin người này giúp một việc, một việc nó làm cho người đó thấy sự quan trọng của mình.
Sau mỗi đoạn, tôi có bình phẩm.
"Ông Blank thân mến.
Ông có thể làm ơn giúp tôi vượt một nỗi khó khăn không?
(Ta thử tưởng tượng cảnh đó: một người buôn bán tầm thường ở arizona nhận được một bức thư của một nhà quảng cáo lớn nhất ở Nữu Ước, mà trong thư đó ngay từ câu đầu, nhà quảng cáo đó cậy một việc. Tôi tưởng tượng nhà buôn đó tự nhủ: "Nếu ông ta đương gặp sự khó khăn, thì có thể nhờ cậy mình được. Mình vẫn thích giúp kẻ khác... Nào, coi xem nào, có chuyện chi khó khăn đây?).
Năm ngoái, tôi đã khuyên các ông giám đốc của công ty tôi rằng cách hiệu nghiệm nhất để tăng số hàng bán lẻ là mở một cuộc tuyên truyền kịch liệt suốt một năm để bán trực tiếp, và phí tổn cuộc vận động đó do công ty sản xuất chịu hết.
(Nhà buôn chắc tự nhủ: "Thì đúng rồi, cố nhiên họ phải gánh những phí tổn đó chứ, vì họ thu cả triệu bạc lời, trong khi mình nai lưng ra làm để kiếm từng xu... Rồi sao nữa?).
Mới rồi, tôi gởi một tờ phỏng vấn có nhiều câu hỏi cho 1.000 nhà đại lý đã hưởng lời trong cuộc tuyên truyền đó, và vài trăm bức thư hồi âm tôi đã nhận được chứng tỏ rằng những nhà đại lý rất hài lòng về cách hợp tác đó.
Cho nên chúng tôi đã lập một kế hoạch cổ động mới mà tôi biết rằng sẽ làm ông vui lòng hơn kế hoạch năm rồi nữa.
Nhưng sáng nay, ông hội trưởng của chúng tôi đã nghiên cứu với tôi những tờ báo cáo về kết quả cuộc tuyên truyền trước và cậy tôi cho biết cuộc tuyên truyền đó đã giúp cho hội tăng gia được số hàng bán là bao nhiêu. Vì lẽ đó nên tôi phải nhờ cậy ông giúp tôi trả lời câu hỏi đó.
(Câu này tuyệt: "Tôi phải nhờ cậy ông giúp tôi trả lời câu hỏi đó". Nhà buôn ở arizona nghĩ rằng ông lớn đó biết điều lắm và biết sự xét đoán của thân chủ là có giá trị. Bạn nên nhớ rằng Ken Dyke không hề phí thì giờ khoe sự trọng của ông ta. Trái lại, ông vội vàng tỏ ra rằng ông trông cậy ở sự giúp đỡ của nhà buôn đó nhiều lắm. Ông nhận ngay rằng không có sự giúp đỡ ấy, ông không thể nào viết bài báo cáo cho ông hội trưởng được. Lời lẽ như vậy, thì làm sao nhà buôn ở arizona không hài lòng được? Vì dù sao ông ta cũng chỉ là một người phàm như chúng ta).
Tôi muốn xin ông giúp tôi như vầy:
1. Biên lên bản đồ đính theo đây, tổng số nóc nhà mới hoặc nóc nhà sửa lại mà ông cho là đã bán được, nhờ cuộc cổ động năm ngoái.
2. Cho tôi biết số hàng đã bán như vậy tổng cộng bao nhiêu tiền: con số ông cho càng đúng càng hay.
Nếu ông giúp tôi việc đó, tôi sẽ lấy làm quý hóa lắm và mang ơn ông vô cùng.
Kính chào...
(Bạn nên để ý rằng, trong đoạn cuối đó, hai chữ "tôi" và "ông" quan trọng khác nhau. Chữ "tôi" phải đọc nho nhỏ mà chữ "ông" phải đọc lớn tiếng. Rồi lại không tiếc lời cám ơn. Nào "lấy làm quý hóa lắm", nào "mang ơn ông vô cùng").
Bức thư thường lắm, phải không? Vậy mà nó "mầu nhiệm" lạ lùng. Tại sao? Tại người viết đã xin người nhận bạn cho một ân huệ nhỏ, mà như vậy tất nhiên người nhận thư tự thấy mình quan trọng lắm.
Chiến thuật vô hại đó luôn luôn có kết quả. Benjamin Franklin vì dùng nó mà làm cho một kẻ thù biến thành bạn thân suốt đời của ông.
Franklin hồi thiếu thời, đem hết số tiền để dành được, đặt vào một nhà in nhỏ. Ông được bầu làm thư ký hội nghị ở Philadelphie, do đó mà được độc quyền lãnh in hết thảy những công văn trong các sở. Địa vị đó rất có lợi cho ông và ông quyết giữ nó. Chẳng may ông có một kẻ thù trong hội nghị: người đó là một nhà giàu có, và có quyền thế trong tỉnh. Người đó ghét ông tới nỗi đã có lần công kích ông trước công chúng trong một bài diễn văn.
Cái đó mới thật nguy hại. Cho nên Franklin quyết chinh phục được lòng thiện cảm của kẻ thù. Nhưng không phải dễ. Kiếm cách thi ân với người đó sao? Không được. Phương pháp đó gợi lòng ngờ vực của người ta và có lẽ người ta còn khinh bỉ nữa.
Franklin khôn ngoan, khéo léo lắm, không dại dột vậy đâu. Ông làm trái hẳn lại: Ông xin kẻ thù ông giúp ông một việc.
Bạn cứ yên lòng: Ông không hỏi mượn tiền người đó đâu. Không. Ông xin một ân huệ, một ân huệ mà người kia vui lòng cho, vì xin như vậy là tỏ ra một cách khéo léo rằng ông khâm phục người đó có tài cao học rộng.
Xin bạn nghe chính ông Franklin kể chuyện lại:
"Tôi nghe người ta nói rằng trong tủ sách ông ta có quyển sách rất hiếm, quý, tôi bèn viết cho ông vài hàng tỏ ý ước ao được đọc cuốn ấy lắm và xin ông làm ơn cho mượn trong vài ngày.
Ông ta cho mang lại nhà tôi liền và khoảng một tuần lễ sau, tôi cho người mang trả với một bức thư trong đó tôi tỏ ý cám ơn ông lắm.
Khi chúng tôi lại gặp nhau ở hội nghị, ông ta trò chuyện với tôi, có lễ độ lắm (trước kia không khi nào ông nói với tôi nửa lời). Rồi từ đó ông sốt sắng giúp tôi, bất kỳ trong cơ hội nào, thành thử chúng tôi trở nên đôi bạn rất thân cho tới khi ông mất".
Franklin đã khuất một trăm rưỡi năm rồi mà triết lý của ông vẫn còn có những kết quả dị thường. Một người học trò của tôi Albert B. Amsel đã áp dụng nó một cách khéo léo.
Ông Amsel làm đại lý cho một nhà bán ống chì và lò sưởi bằng đồng, từ lâu nay vẫn kiếm cơ hội bán hàng cho một xí nghiệp đúc chì lớn ở Brooklyn. Xí nghiệp đó vừa có nhiều khách hàng, vừa được tin cậy. Nhưng ông không tiến được một bước nào hết. Vì ông chủ xí nghiệp đó là hạng người lạ lùng, lúc nào cũng hầm hầm, nói năng thì cục cằn thô lỗ. Ngồi sau chiếc bàn làm việc, ngậm điếu sì gà lớn trong góc miệng, mỗi lần trông thấy mặt Amsei, ông ta nói như chó sủa: "Hôm nay không mua chi hết. Đừng uổng công làm mất thì giờ tôi! Đi chơi!".
Nhưng một hôm ông Amsel dùng một chiến thuật khác, một chiến thuật mà kết quả là bán được một số hàng lớn, được thêm một khách hàng thành bạn thân của ông và sau cùng được nhiều vụ làm ăn khác nữa.
Hãng ông Amsel đang điều đình để mua một chi điếm mới ở làng Queens, tại Long Island. Miền đó, ông chủ xí nghiệp đúc chì biết rõ lắm và có nhiều khách hàng ở đó. Khi ông Amsel trở lại thăm nhà doanh nghiệp, ông vội nói ngay:
- Thưa ông C, hôm nay tôi không lại để cậy ông mua hàng cho tôi đâu. Tôi chỉ xin ông chỉ giùm tôi một điều thôi... Ông có thể tiếp tôi một lát được không?
- Hừ! Sao! Ông C vừa đáp vừa lăn điếu xì gà từ mép này qua mép kia - Nói thử coi!
- Hãng tôi tính mở một chi điếm ở làng Queens. Mà không ai biết nơi đó rõ hơn ông. Cho nên tôi tự tiện lại hỏi ý kiến ông. Ông nghĩ ý định đó của tôi có được không. Nên làm hay không?
Tình thế thay đổi hẳn. Đã từ lâu, nhà đúc chì quen tỏ sự quan trọng của mình bằng giọng thô lỗ với người lại bán hàng cho ông và la ầm lên, mời họ "cút". Nhưng lần này ông Amsel lại hỏi ý ông. Tốt lắm! Người thay mặt cho một hãng lớn lại hỏi ý kiến ông để về trả lời cho những viên giám đốc của y!
Ông C bèn kéo ghế mời ngồi, rồi trong một giờ đồng hồ ông diễn thuyết về những cái lợi buôn bán ở làng Queens. Không những tán thành nơi lựa làm kho hàng, mà còn vạch cho cả một chương trình để mua cửa hàng đó, dự trữ hàng hóa và khai trương xí nghiệp mới. Để tỏ ra mình là một người quan trọng, ông ta lại còn khuyên nên quản lý xí nghiệp ra sao. Sau cùng, ông nói về đời tư của ông, và kể lể cả tâm sự về nỗi buồn bực trong gia đình ông nữa...".
Ông Amsel nói:
"Chiều hôm đó, khi từ biệt ông ta, không những ông đặt mua một số hàng quan trọng mà còn bắt đầu thành bạn thân của tôi nữa. Bây giờ tôi đánh quần với thằng cha mà hồi trước chưa trông thấy tôi, y đã nhe nanh ra chỉ chực cắn. Nguyên do sự thay đổi đó chỉ vì tôi nhờ cậy ông ta một việc, nó làm thỏa tính tự phụ của ông ta".
Chúng ta nghiên cứu bức thư sau này nữa của Ken Dyke, bức thư mà trong đó chánh sách "xin Ngài làm ơn" được áp dụng một cách khéo léo làm sao!
Cách đây vài năm, ông Dyke thất vọng lắm vì ít khi ông nhận được hồi âm những bức thư ông gởi cho các thân chủ của ông: thầu khoán, thương gia, kiến trúc sư, để xin họ cho biết tình hình buôn bán. Thường thường một trăm bức thư mới được một bức trả lời. ít quá. Nếu được hai bức, ông đã cho là khá, còn được ba bức thì thật là tốt lắm. Mà nếu một trăm bức được mười bức trả lời thì ông phải cho là một sự lạ.
Vậy mà bức thư sau này được 50 phần trăm thư trả lời, có phải là năm lần mầu nhiệm hơn không? Và những bức thư hồi âm dài tới hai ba trang, tràn trề tình thân ái, lòng hăng hái và những lời khuyên có ích!
Bức thư đó đây. Bạn nhận thấy rằng nó gần như bức thư trên kia. Bạn đọc đi rồi thử tưởng tượng tình cảm của người nhận được, thử kiếm lẽ tại sao bức thư đó "kết quả năm lần hơn một phép mầu".
Ông Doe thân ái,
Ông giúp tôi một việc nhỏ được không?
Đã gần một năm, tôi khuyên công ty tôi in một cuốn tổng mục các khí cụ và vật liệu với cách dùng đồ đó, để các kiến trúc sư dễ tra cứu. Tôi xin gởi một bản theo đây biếu ông. Đó là cuốn thứ nhất trong loại ấy.
Nhưng những cuốn tổng mục ấy phân phát gần hết rồi. Ông giám đốc công ty đồng ý với tôi rằng chỉ nên tái bản nếu có chứng cớ chắc chắn rằng cuốn đó in ra có lợi cho chúng tôi. Chúng tôi định lập một hội đồng để xem xét có nên tái bản cuốn tổng mục đó chăng, và xin ông vui lòng nhận chân trong hội đồng đó cùng với 49 vị kiến trúc sư trong các miền khác, để giúp ý kiến chúng tôi.
Để cho công việc của ông được dễ dàng, tôi đã biên đàng sau bức thư này ít câu hỏi rất giản dị. Ông sẽ ban riêng cho tôi một ơn lớn nếu ông vui lòng trả lời những câu hỏi đó và thêm vài lời bình phẩm mà ông cho là có ích rồi bỏ bức thư vào trong bao thư có dán cò sẵn tôi gởi theo đây.
Tôi không cần phải thưa với ông rằng ông không chịu trách nhiệm gì về những lời chỉ bảo của ông hết. Vậy tôi xin để ông tự ý định đoạt xem cuốn tổng mục nên bỏ đi, hay nên tái bản và chúng tôi sẽ cải cách theo lời khuyên của ông.
Dù sao cũng xin ông tin rằng tôi hoan nghênh sự cộng tác của ông lắm...
Tôi cảm tạ ông và kính chúc ông...
Giám đốc phòng thương vụ
Ken R. Dyke
Và bây giờ, tôi xin dặn bạn điều này. Tôi do kinh nghiệm mà biết rằng sau khi đọc bức thư đó, có vài bạn đã dùng phương pháp đó như cái máy thiếu hẳn vẻ tự nhiên: họ không dùng những lời khen tặng thành thật mà lại dùng một lối nịnh hót dối trá và ti tiện.
Như vậy tất nhiên là không thành công.
Thật vậy, chúng ta ai cũng khát khao được người khen ngợi và quý mến, nhưng chúng ta rất sợ lời nịnh hót.
Tôi xin nhắc lại: những phương pháp chỉ trong cuốn này chỉ có kết quả khi nó được áp dụng một cách chân thành, tự đáy lòng mà ra.
Những điều tôi chỉ cho bạn, không phải là những thuật xảo thủ, những mánh khóe để thành công đâu.
Không. Đó là một quan niệm mới về về nhân sinh, một triết lý mới

LienHuong
December 29th 2005, 5:38 pm

Chôn Sống Hạnh Phúc Gia Đình Cách Nào Lẹ Nhất?

Năm 1852, Hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam say mê Nữ bá tước Mari Eugénie Ignace Augustine de Montiji, người đàn bà đẹp nhất thế giới và cưới nàng. Cận thần có người can gián Hoàng đế vì lẽ không được "môn đăng hộ đối".
Nhưng Hoàng đế nói: "Có cần chi điều đó". Cái duyên và vẻ đẹp lộng lẫy của nàng làm cho Hoàng đế mê ly như gặp tiên. Trong một bài diễn văn, Hoàng đế nói như thách cả nước Pháp: "Trẫm đã cưới một người đàn bà mà Trẫm yêu và ngưỡng mộ, như vậy còn hơn là cưới một người mà Trẫm không được biết".
Hoàng đế và Hoàng hậu có đủ điều kiện để cuộc lương duyên hoàn toàn theo lý tưởng: Sức mạnh, tiền bạc, quyền thế quang vinh, sắc đẹp, tình yêu. Chưa bao giờ người ta thấy hạnh phúc thiêng liêng trong gia đình chói lọi rực rỡ như vậy.
Than ôi! Chẳng bao lâu, lửa thiêng đó chập chờn, lu mờ và tắt hẳn. Nã Phá Luân đã có thể làm cho nàng Eugénie thành một bà Hoàng hậu được, nhưng không có gì ở đời này, cả tình thương của ông, cả uy quyền của ông, có thể thay đổi nổi tính tình của người đàn bà đó.
Bà điên cuồng vì ghen tuông bị nghi ngờ nó giày vò bà, làm cho đời sống của ông không được mảy may tự do. Bà không kể gì tới mệnh lệnh của ông nữa, bà sồng sộc xông vào văn phòng của ông trong khi ông bề bộn việc nước; trong lúc ông bàn kín việc quốc gia đại sự, bà cũng vào cho kỳ được mới nghe. Bà nhất định không bao giờ để cho ông ở một mình hết, luôn luôn sợ ông có ngoại tình.
Thường thường bà chạy lại nhà một bà chị để phàn nàn về chồng, trút hết tâm sự, khóc la, đe dọa. Có lắm lần bà đạp cửa vô thư viện của ông để chửi ông nữa. Cho nên, làm chủ mười hai tòa cung điện lộng lẫy mà Nã Phá Luân đệ tam không có lấy một cái tủ để trốn trong đó cho yên thân được.
Rồi sau xảy ra sao?
Đoạn văn bản này trích trong cuốn sách thú vị của E. A. Rheinhardt "Nã Phá Luân và Eugénie: bi hài kịch của một đế chính" trả lời câu hỏi đó:
"Như vậy, rốt cuộc Nã Phá Luân có ngoại tình thiệt và ông luôn luôn lén lút ra khỏi cung, đội chiếc nón nỉ kéo sụp xuống che mắt, có độc một người hầu cận theo sau, để đi tới nơi hẹn hò với một giai nhân... nếu không phải, như hồi còn hàn vi, để đi lang thang trong kinh đô, vơ vẩn dạo chơi trong những con đường mà các vị Hoàng đế chỉ được nghe tả trong sách...".
Đó, cách cư xử của bà Eugénie đem tới kết quả như vậy đó. Đành rằng bà vẫn luôn luôn là Hoàng hậu nước Pháp. Đành rằng bà là người đẹp nhất thế giới. Nhưng khốn nạn thay, cả chức Hoàng hậu và sắc đẹp đó không đủ vãn cứu tình yêu bị ngạt trong không khí đầy chất độc, vì những cuộc bất hòa đó.
Phải, Eugénie cũng có thể kêu Trời như Job "Ghét của nào, Trời trao của đó". Trời trao ư? Không đâu. Chính bà đã tự đem trút nó lên đầu bà vì cái máu ghen và những lời đay nghiến của bà. Đành hanh, nhiếc móc, giày vò, thứ khí giới tai hại nhất mà Diêm Vương đặt ra để tiêu diệt tình yêu. Khí giới đó chắc chắn có hiệu quả hơn hết cũng như nọc rắn hổ vậy, không ai thoát khỏi chết.
Bá tước phu nhân Tolstoi tìm thấy chân lý đó - nhưng trễ quá. Lúc lâm chung, bà thú với con gái bà rằng: "Chính má đã làm cho ba các con chết". Con gái bà không biết trả lời ra sao, sa lệ. Vì biết rằng quá đúng như vậy: ông Tolstoi chết vì bà đầu độc đời ông bằng những lời đay nghiến cay chua không ngớt, những cuộc xung khắc bất tận.
Mà cặp vợ chồng đó có đủ những điều kiện của hạnh phúc. Tolstoi là một văn sĩ nổi danh nhất hoàn cầu. Ngoài vinh quang đó ra, ông bà lại giàu sang, có địa vị quan trọng trong xã hội và có nhièu con. Không bao giờ một cuộc hôn nhân trổ bông dưới nền trời tươi sáng hơn nữa. Mới đầu, hạnh phúc của ông bà đầy đủ quá, hoàn toàn quá, đến nỗi có khi cả hai đều quỳ gối, cầu xin Thượng đế gìn giữ họ trong cảnh thần tiên đó.
Rồi thì một sự lạ lùng xảy ra. Lần đầu Tolstoi biến đổi tính nết, thành một người khác hẳn. Ông xấu hổ về những danh tác ông đã viết, và bắt đầu từ lúc đó ông miệt mài viết những bài thuyết giáo về hòa bình và kêu gọi diệt trừ chiến tranh và khổ cực cho nhân loại.
Ông thú rằng hồi thiếu thời, ông đã mắc những tội lỗi không thể tưởng tượng được, cả tội giết người nữa và để chuộc tội, ông nhất định theo đúng giáo lý Cơ Đốc. Ông phân phát hết thảy những của cải của ông và thề sống trong cảnh nghèo. Ông làm lụng ngoài đồng, chặt cây, phơi cỏ, đóng lấy giày, quét lấy phòng, ăn trong đĩa bằng gỗ, ráng yêu cả những kẻ thù ông.
Đời của ông là một bi kịch, mà như vậy chỉ do hôn nhân của ông. Bà ưa xa hoa, ông thì ghét. Bà ham danh vọng, thích được tôn trọng, thích giao du, mà ông lại không màng gì tới những thú tầm phào đó. Bà đòi có nhiều vàng, sống một cuộc đời sang trọng, còn ông thì cho giàu có là một tội lỗi.
Trong nhiều năm, bà đay nghiến ông, thịnh nộ với ông, mạt sát ông, vì ông in sách cho không, không đòi quyền tác giả, mà bà thì không muốn bỏ những món tiền đó.
Khi ông chống lại thì bà phát cơn động kinh, lăn trên mặt đất, ngậm ở môi một ve thuốc phiện, thề sẽ tự tử hay dọa sẽ đâm đầu xuống giếng.
Có một chi tiết mà tôi cho là vô cùng thương tâm trong đời của ông bà. Như tôi đã nói, lúc mới cưới, cuộc tình duyên đó thiệt đẹp đẽ, vậy mà 48 năm sau, ông Tolstoi đến nỗi hễ trông thấy mặt bà là chịu không nổi... Có khi, buổi tối, bà già cô đơn đó thèm khát tình thương, lại quỳ bên ông và xin ông đọc cho nghe những đoạn dịu dàng cảm động, mà ông viết vô nhật ký để tặng bà, 50 năm trước.
Và khi ông đọc, sống lại những ngày tươi sáng rực rỡ, bây giờ đã tan như mây khói, cả hai đều rơi lệ. Than ôi! Thực trạng khác xa những mơ mộng thiếu thời một cách độc địa làm sao!
Sau cùng, năm 82 tuổi, Tolstoi không chịu nổi sự bất hòa ghê gớm trong gia đình nữa và một buổi tối, tháng 10 năm 1910, tuyết sa đầy trời ông trốn bà, đi xa, trong đêm tối và lạnh lẽo, không biết là đi về đâu.
Mười một ngày sau, ông đau phổi mà chết tại một nhà ga. Lời cầu xin cuối cùng của ông là đừng để ông thấy mặt vợ ông.
Đó, bà Tolstoi phải chuộc những cơn giận, lời dọa nạt, lời trách móc với cái giá đó.
Có lẽ độc giả tự nhủ rằng có nhiều chỗ bà phàn nàn cũng đáng. Phải. Nhưng vấn đề không phải ở đó. Vấn đề ở chỗ này: bà phàn nàn có ích gì cho bà không? Hay là, trái lại, chỉ làm cho tình thế đã tệ hại còn tệ hại thêm nhiều?
Khi trễ quá rồi, bà mới tự thú: "Tôi tin chắc rằng hồi đó tôi điên".
Bi kịch thảm thương nhất trong đời Lincoln cũng là cuộc hôn nhân của ông. Tôi nói rõ: không phải là vụ ám sát ông mà là cuộc hôn nhân của ông. Khi tên Booth hạ sát ông bằng một viên đạn, ông không hay rằng người ta mới bắn ông, nhưng trong 23 năm trời, gần như mỗi ngày, ông được nếm "những trái cây chua chát của một duyên nợ đau khổ" như lời ông Herdon, người bạn ông đã nói. Thiệt vậy, trong gần một phần tư thế kỷ, bà Lincoln rút dần mạch sống của đời ông bằng cách khích bác, gây lộn, giày vò, đay nghiến ông.
Bà luôn luôn day dứt, đay nghiến rằng ông chẳng được vẻ gì: nào là lưng thì gù, chân đi thì kéo lê như thằng mọi, dáng điệu cứng như que củi, gai mắt lạ lùng.
Bà nhại dáng đi của ông rồi nghiến răng hỏi ông sao không bắt chước dáng đi lịch sự của bà?
Bà oán cả hai tai ông, vừa rộng vừa vểnh ra như tai voi. Bà chê ông mũi lệch, bà chê môi dưới ông trề ra, bà chê ông có vẻ ốm đói; tay chân lớn quá mà đầu thì nhỏ quá!
Hai ông bà trái ngược nhau về đủ mọi phương diện: giáo dục, tính tình, thị hiếu. Chọi nhau hoài...
Một sử gia thông thạo nhất về đời sống Tổng thống Lincoln có viết: "Giọng nói the thé của bà Lincoln, ở ngoài đường cũng nghe thấy, và những cơn thịnh nộ của bà thì điếc tai hàng xóm. Mà không phải khi bà giận dữ, chỉ la hét mà thôi đâu, bà còn làm hung nữa, có nhiều chứng cớ không chối cãi được".
Chẳng hạn, sau khi cưới, ông bà lại trọ nhà bà Farly, vợ góa một lương y, có nấu cơm tháng.
Một hôm lúc điểm tâm, ông Lincoln có một cử chỉ hoặc thốt một lời làm cho bà nổi giận. Không ai nhớ ông đã làm gì, nhưng người ta thấy bà Lincoln trong lúc cơn điên lên đến cực điểm, liệng một tách cà phê nóng vào mặt chồng, ngay lúc đông đủ các khách trọ khác.
Lincoln xấu hổ lắm, làm thinh ngồi trơ trên ghế trong khi bà chủ trọ đem chiếc khăn mặt ước lại chùi má và quần áo ông.
Lòng ghen của bà Lincoln vô lý dữ tợn, và không thể tưởng tượng được, đến nỗi chỉ cần đọc những đoạn tả những cơn giận dữ, bi thảm làm cho ông mất mặt trước công chúng, phải, chỉ cần đọc những đoạn đó, 75 năm sau, cũng còn thấy kinh tởm rùng mình. Sau cùng, bà hóa điên. Người ta cho rằng tánh hạnh bà như vậy; bởi vì bà mắc bệnh thần kinh. Không thể có lời nào nhân từ hơn để xét bà nữa.
Bây giờ ta hãy tự hỏi: Những cơn thịnh nộ đó, những lời đay nghiến đó, cái lối bù lu bù loa đó có cải thiện ông Lincoln chút nào không?
Một ngàn lần không. Nó chỉ giết hết tình cảm của ông đối với bà, nó làm cho ông suốt đời hối hận rằng đã cưới bà và chỉ muốn có mỗi một hành vi là đi khỏi nhà cho khuất mắt.
Tại tỉnh Springfield, là nơi gia đình Lincoln ở, có 11 ông luật sư. Vì đông quá, không thể kiếm ăn trong tỉnh đó được, họ phải đi ngựa từ tỉnh lỵ này qua tỉnh lỵ khác, theo sau ông tòa David Davis để cãi trong những lúc ông này xử án khắp trong miền. Nhưng trong khi bạn đồng nghiệp của ông Lincoln cứ cuối tuần lại trở về gia đình thì ông Lincoln không muốn về, vì rất kinh tởm sự ở gần bà vợ. Và trong ba tháng hè và ba tháng thu, ông ở xa biệt, không lai vãng gần miền Springfield.
Như vậy trong nhiều năm. Đời sống trong những quán trọ nhà quê đó không vui thú, cũng không đủ tiện nghi; nhưng sống như vậy, ông còn thích hơn là về nhà để thấy bà Lincoln với những cơn tam bành, lục tặc của bà ấy.
Hành vi của bà Lincoln, Hoàng hậu Eugénie và Bá tước phu nhân Tolstoi có những kết quả như vậy. Chỉ mang lại bất hạnh cho gia đình và diệt hết nguồn ân ái mà mấy bà quý hóa nhất.
Sau khi bàn cãi trong 11 năm ở "Tòa chuyên xử các vụ lôi thôi trong gia đình ở Nữu Ước" và nghiên cứu cả ngàn vụ chồng bỏ nhà ra đi, bà luật sư Bessie Hamburger tuyên bố rằng đàn ông phải trốn vợ vì họ chán nghe vợ rầy rà, gây gổ. Như một văn sĩ đã nói: "Đàn bà đào huyệt chôn hạnh phúc gia đình bằng nanh vuốt của họ".
Vậy, thưa quý bà, nếu quý bà muốn giữ sự vui vẻ hòa nhã trong gia đình, xin quý bà theo lời khuyên dưới đây:
Đừng day dứt đay nghiến chồng!

LienHuong
December 29th 2005, 5:39 pm

Tùy Ngộ Nhi An

Disraeli nói: "Tôi có thể làm nhiều chuyện điên lắm, nhưng có một việc mà tôi sẽ không bao giờ làm cưới vợ vì tình".
Và ông giữ lời. ở độc thân tới hồi 35, rồi cưới một người đàn bà giàu, góa, hơn ông 15 tuổi, một bà góa tóc đã bạc vì 50 cái xuân xanh! Bà biết rõ rằng Disraeli cưới bà không phải vì tình, mà vì tiền. Cho nên bà chỉ nhận lời với một điều kiện là cho bà đợi một năm để có đủ thì giờ xét tính tình ông. Hết hạn một năm, bà ưng.
Cuộc tình duyên đó chẳng nên thơ chút nào hết mà còn có vẻ mua bán nữa, phải không bạn? Vậy mà lại là một cuộc tình duyên sung sướng nhất trong những trang giông tố của hôn nhân niên giám.
Bà góa và giàu đó, đã không trẻ, không đẹp, cũng chẳng tài hoa gì. Trái lại, trong câu chuyện của bà, bà thường lầm lộn buồn cười về sử ký hay văn học sử. Chẳng hạn, bà không biết dân Hy Lạp thịnh trước hay dân La Mã thịnh trước. Quần áo thì lố lăng mà nhà cửa bày biện mới tai hại làm sao! Nhưng cách bà cư xử với chồng, thì thật là tuyệt diệu và đó là điều kiện cốt yếu để gây và nuôi hạnh phúc trong gia đình.
Bà không bao giờ tranh khôn với chồng. Khi ông về nhà, sau cả một buổi chiều mệt mỏi vì ứng đối xã giao với các công tước phu nhân linh mẫn, ông nghe bà chuyện trò ngây thơ mà óc được nghỉ ngơi. Lần lần gia đình của ông thành một nơi thần tiên, vì nơi đó là nơi ông thảnh thơi dưỡng sức trong sự chiều chuộng âu yếm của vợ. Những giờ sống bên cạnh bà vợ đứng tuổi đó là những giờ êm đềm nhất trong đời ông.
Bà là tri kỷ của ông, vừa là bạn đồng tâm, là nguồn an ủi và là quân sư của ông nữa. Mỗi buổi tối ở Nghị viện ra, ông vội về nhà để cho bà biết những tin tức hôm đó. Và điều này quan trọng nhất, dù ông lập tâm thi hành bất cứ công cuộc gì, không bao giờ bà nghi rằng ông có thể thất bại được.
Trong 30 năm, ông là lẽ sống độc nhất của bà. Bà quý của cải của bà, chỉ vì của đó làm cho đời sống của người bà yêu được dễ chịu hơn. Đáp lại tình đó, ông tìm hết cách làm đẹp lòng bà. Ông khẩn khoản xin Nữ hoàng Anh Victoria phong tước cho bà và vì vậy, năm 1868, bà được sắc phong nữ bá tước.
Dù bà có lầm lỗi gì đi nữa, ông cũng không bao giờ chỉ trích bà, không bao giờ trách bà nửa lời, và nếu ai cả gan chế giễu bà thì ông chồm lên để bênh vực bà một cách chân thành dữ tợn.
Bà Disraeli không phải là một người hoàn toàn nhưng trong 30 năm, bà không ngớt nói về chồng bà, khen ngợi, ngưỡng mộ ông. Kết quả? Ông Disraeli thích nhắc lại lời này lắm: "Trong 30 năm sống chung không bao giờ tôi thấy buồn chán vì vợ hết". (Vậy mà nhiều người dám cho rằng bà đần độn vì không thuộc sử ký!).
Còn ông thì vẫn thường nói với mọi người rằng bà là nhân vật quan trọng nhất trong đời ông. Kết quả ra sao? Bà khoe nhiều lần với bạn bè rằng: "Nhờ lòng âu yếm của nhà tôi mà đời tôi là một chuỗi dài hạnh phúc".
Trong lúc vắng, ông bà thường nói đùa nhau. Ông nói:
"Mình, anh cưới mình chỉ vì của cải mình thôi...".
Và bà, mỉm cười, đáp: "Phải, nhưng bây giờ, giá có cưới lại thì mình sẽ cưới em vì tình phải không?".
Ông chịu nhận rằng lời đó đúng.
Bà chẳng hoàn toàn chút nào. Đúng. Nhưng ông Disraeli đã khôn ngoan mà chịu an phận.
Henry James nói: "Quy tắc thứ nhất phải áp dụng trong sự giao thiệp với mọi người là để cho họ được sung sướng vì theo quan niệm của họ".
Văn sĩ Lelend Foster Wood cũng nói gần đúng như vậy: "Muốn có hạnh phúc trong gia đình, kiếm một người bạn trăm năm lý tưởng không cần mấy, mà cần thứ nhất là phải chính mình là một người bạn trăm năm lý tưởng đã".
Vậy muốn có hạnh phúc gia đình, quy tắc thứ hai là:
"Bạn trăm năm của ta ra sao, ta chịu làm vậy, đừng có ý sửa đổi làm chi"
Về Đầu Trang Go down
 
Tùy Ngộ Nhi An
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn ...::: TEEN :::... :: HỌC LÀM NGƯỜI :: ĐẮT NHÂN TÂM-
Chuyển đến