Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn ...::: TEEN :::...

::: NGÀ @ HẢI @ TAMMY @ ANTHONY :::
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
OWNER
OWNER
Admin


Tổng số bài gửi : 554
Points : 1007028
Reputation : 0
Join date : 11/10/2011
Age : 44
Đến từ : DALLAS - TEXAS - USA

Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi Empty
Bài gửiTiêu đề: Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi   Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi I_icon_minitimeMon Mar 19, 2012 9:23 am

Bé Nguyễn M. T., 2 tháng tuổi, nhà ở quận 5. Nhập viện bệnh viện Nhi Đồng 1 vì thở yếu, tím tái. Người nhà cho biết cháu bị sổ mũi đã 3 ngày, được cho uống thuốc nhưng không giảm. Do nghẹt mũi, khò khè, cháu không thể bú được và rất khó ngủ. Mẹ cháu sốt ruột nên lúc 6 giờ sáng đã tự lấy thuốc nhỏ mũi ở nhà nhỏ 2 giọt vào mũi cháu. Đến 9 giờ mẹ cháu thấy cháu lừ đừ, tay chân lạnh ngắt, môi tím nên đưa ngay cháu đến bệnh viện. Nhờ được các bác sĩ khẩn trương điều trị, cháu đã hồi phục và xuất viện với chẩn đoán ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazoline. Trao đổi với chúng tôi, BS CK2 Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết:
Thuốc nhỏ mũi co mạch được dùng phổ biến ở nước ta là Naphazoline, có tên là Rhinex 0,05%, Nasoline 0,05% không được dùng cho trẻ nhỏ hơn 7 tuổi. Tuy nhiên thực tế nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi, do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em. Chỉ cần nhỏ 2 giọt là đã đủ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Đáng lưu ý là thân nhân của những trẻ này biết rõ thuốc sử dụng phổ biến cho người lớn nhưng lại không biết tác dụng phụ cũng như giới hạn tuổi sử dụng của loại thuốc này ở trẻ em.
Ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch gây ra những tác hại như thế nào?
BS Nguyễn Thị Kim Thoa: Sau khi nhỏ mũi từ 30 phút đến 2 giờ, sẽ xuất hiện các biểu hiện vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt. Nhanh chóng sau đó, trẻ lừ đừ, hôn mê, thở yếu. Thậm chí có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những biện pháp nào có thể phòng tránh ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch ở trẻ em?
BS Nguyễn Thị Kim Thoa: Thực tế cho thấy mặc dù triệu chứng nghẹt mũi rất hay gặp ở trẻ em nhưng đa số các bà mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh nên đã tự ý điều trị nghẹt mũi theo kinh nghiệm hay mua thuốc không toa. Do vậy để phòng tránh ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ em, cần tuyên truyền rộng rãi, nhắc nhở lại khuyến cáo không dùng thuốc nhỏ mũi co mạch cho trẻ em dưới 7 tuổi. Ngoài ra, những thân nhân của trẻ; các cô giáo ở nhà trẻ, trường mầm non, mẫu giáo cũng cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị nghẹt mũi để tránh tai biến cũng như diễn tiến bệnh kéo dài gây biến chứng.
Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi.
BS Nguyễn Thị Kim Thoa: Áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau:
- Đối với trẻ nhỏ, làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:
. Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
. Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.
- Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại,
Hướng dẫn trẻ tránh thói quen hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.
Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.
Những điều không nên làm
- Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ
- Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi
Về Đầu Trang Go down
http://net.com.org
Admin
OWNER
OWNER
Admin


Tổng số bài gửi : 554
Points : 1007028
Reputation : 0
Join date : 11/10/2011
Age : 44
Đến từ : DALLAS - TEXAS - USA

Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi Empty
Bài gửiTiêu đề: Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi   Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi I_icon_minitimeMon Mar 19, 2012 9:26 am

on tôi mới đầy nữa tháng tuổi, cháu bị nghẹt mũi từ khi mới 8 ngày tuổi, hiện nay chưa vẫn chưa khỏi.Tôi đã dùng Natri clorad 0.9% để nhỏ mũi cho cháu nhưng cháu vẫn chưa lành bênh. Mong chuyên mục tư vấn cho tôi được rỏ. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Trần Quang Bình)

Trả lời:
Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi.

Áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau:

Đối với trẻ nhỏ, làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:

+ Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.

+ Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.

Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.

Những điều không nên làm

- Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ

- Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi

Natri clorid 0,9% là thuốc nhỏ mắt hoặc rửa mắt, chống kích ứng mắt và sát trùng nhẹ. -Trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi do dị ứng. -Đặc biệt dùng được cho trẻ sơ sinh. Cách sử dụng: Nhỏ hoặc rửa mắt, hốc mũi, mỗi lần 1-3 giọt, ngày 1-3 lần hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài.

Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị.

Chúc bé mau khoẻ.
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)


Hinh minh hoa
Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi Image003
Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi 851658711_409549964
Về Đầu Trang Go down
http://net.com.org
Admin
OWNER
OWNER
Admin


Tổng số bài gửi : 554
Points : 1007028
Reputation : 0
Join date : 11/10/2011
Age : 44
Đến từ : DALLAS - TEXAS - USA

Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi Empty
Bài gửiTiêu đề: Cháu bị nghẹt Mũi và khó ngủ như vậy có khả năng cháu bị viêm Mũi do thay đổi thời tiết   Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi I_icon_minitimeMon Mar 19, 2012 9:34 am

Đây là tình trạng chảy nước Mũi trong, nhờn ở Mũi gây nghẹt mũi. Ở tuổi này cháu không há miệng ra thở được mà lại thở bằng mũi, vì vậy khi cháu bị viêm Mũi nghẹt Mũi cháu sẽ thở rất khó khăn, ảnh hưởng giấc ngủ, quấy khóc. Cũng thường kém bú vì mỗi lần ngậm vú để bú thì cháu bị ngạt thở làm cháu bỏ bú, quấy khóc. Mẹ cháu nhỏ nước muối sinh lý rất tốt để bảo vệ mũi. Có thể phối hợp làm thông thoáng Mũi để giảm tình trạng nghẹt mũi, thực hiện sau khi nhỏ Mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, 1 – 2 giọt vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch Mũi như sau:

+ Dùng bấc sâu kèn: Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc Mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.

+ Hoặc dùng dụng cụ bơm hút: Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong lỗ mũi, lấy tay bịt Mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc Mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.

Làm thông Mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ngủ. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt Mũi cũng cần tăng cường nước uống bằng cách cho cháu bú nhiều lần hơn. Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ Mũi của người lớn cho trẻ em. Khi thấy viêm Mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như sốt, khàn tiếng, khó thở, đau tai, phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi Lam%20sach%20mui%20bang%20bom%20hut%20mui
Làm sạch Mũi bằng bơm hút mũi


· Nốt đỏ trên má và gần mi mắt và cổ tay ở ngoài Da một số trẻ có thể do côn trùng đốt. Cách chăm sóc là rửa sạch bằng xà bông và nước, bôi thuốc sát trùng trong vài ba ngày. Nếu nốt đỏ xuất hiện nhiều hơn, lan rộng hơn, hoặc đỏ Da toàn thân nên cho cháu đi khám bệnh để được chẩn đoán rõ hơn.

BSCK2 Nguyễn Thị Kim Thoa
Theo nhidong.org.vn
Về Đầu Trang Go down
http://net.com.org
Sponsored content





Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi   Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mẹ ơi ! Xin đừng giết con ! Đừng ngại vì sự thật mà bản thân đã giết con mình,đừng sợ tay tiến hay khó khăng
» Đứng dậy từ biến cố
» Đừng để thêm một người đau khổ vì anh
» Chương 26: Đừng Ra Lệnh
» không yêu đừng nói lời cay đắng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn ...::: TEEN :::... :: Khéo Tay Hay Làm :: Tủ Thuốt Gia Đình-
Chuyển đến