Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Welcome To Forum TEEN
Vui lòng Đăng Ký Nick để xem phim,sử dụng Diễn Đàn tốt hơn .
Để ửng hộ Kevin , bạn chỉ cần đăng ký nick tại Forum này . Nhấp vào Đăng Ký . Have a greet day
Diễn Đàn ...::: TEEN :::...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn ...::: TEEN :::...

::: NGÀ @ HẢI @ TAMMY @ ANTHONY :::
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Dạy con tiêu tiền là dạy làm người

Go down 
Tác giảThông điệp
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm




Dạy con tiêu tiền là dạy làm người Empty
Bài gửiTiêu đề: Dạy con tiêu tiền là dạy làm người   Dạy con tiêu tiền là dạy làm người I_icon_minitimeTue Nov 01, 2011 1:15 am

Biết quý trọng giá trị đồng tiền và chi tiêu hợp lý sẽ giúp con không bị 'thiếu trước, hụt sau' và giảm bớt rắc rối tài chính khi trưởng thành.


Bạn có biết rằng những bài học đầu tiên trong việc quản lý tiền nong thường không phải do bọn trẻ học từ trường học, mà từ chính chúng ta, từ chú heo đất dễ thương và những món tiền tiêu vặt đầu tiên. Sau đây là một số mẹo đơn giản giúp con trẻ ý thức về việc tiêu tiền đúng cách.


1. Các khái niệm tài chính cơ bản




Thói quen tiêu tiền tốt cần được bắt đầu sớm


Một số người nghĩ rằng trẻ em còn quá nhỏ để được giảng dạy về tiền bạc, nhưng trẻ lại có xu hướng chú ý đến tiền từ sớm và bắt chước theo các giao dịch mà chúng nhìn thấy mẹ thực hiện. Có một số cách đơn giản để bạn có thể tận dụng mối quan tâm tự nhiên của trẻ đối với tiền bạc và tạo cho chúng cơ hội để phát triển kiến thức, sự hiểu biết về các khái niệm tài chính cơ bản.
Dạy con tiêu tiền là dạy làm người 1319852873-day-tre-tieu-tien
Thói quen tiết kiệm tiền cần được cha mẹ dạy cho trẻ từ sớm. (Ảnh minh họa).


Hãy là một tấm gương tốt cho con




Các thói quen tài chính của chúng ta ở tuổi trưởng thành thường được học từ những người thân trong gia đình. Do đó, bằng cách dạy trẻ em các thói quen tốt về tiền bạc, chúng ta có thể giúp chúng quản lý tốt tiền hơn sau này trong cuộc sống.


Điều quan trọng là, nếu bạn có thói quen tài chính cá nhân tốt, những thói quen này sẽ tạo ấn tượng và ảnh hưởng tốt đối với con cái của bạn… và cả các thói quen xấu cũng sẽ có ảnh hưởng tương tự!


Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những thói quen tài chính của mình:


- Bạn có một tài khoản dành dụm kha khá trong ngân hàng hay có xu hướng “sống sót qua ngày”, chờ đợi đến kỳ lương tiếp theo?


- Bạn thanh toán hóa đơn đầy đủ, đúng hạn, hay chờ đợi các thông báo quá hạn rồi mới thanh toán?


- Bạn kiểm soát các khoản nợ, hay khoản nợ kiểm soát bạn?


Những kinh nghiệm đầu tiên




Đối với một trẻ em bốn hay năm tuổi, những quan sát về tiền bạc của chúng có thể có bao gồm:


- Xem bố mẹ sử dụng tiềm mặt để chi trả cho các mặt hàng thường ngày.


- Thấy bố mẹ rút tiền mặt từ máy ATM và quẹt thẻ qua máy EFTPOS tại các cửa hàng.


- Hào hứng khi tìm thấy một đồng xu trên đường phố.


- Bỏ tiền vào heo đất.


- Nhận được những khoản tiền tiêu vặt đầu tiên.


Mặc dù bọn trẻ không trực tiếp thực hiện các giao dịch tài chính, chúng nắm được rất hạn chế các khái niệm xung quanh tiền bạc và các giao dịch, hay chỉ đơn giản bằng cách quan sát bắt chước cha mẹ, thông qua truyền thông văn hóa của các vùng miền khác nhau, trẻ em đã làm quen với tiền.


2. Giúp con làm quen với tiền


Hãy bắt đầu giáo dục trẻ


Trong những năm đầu đến trường, trẻ em thường bắt đầu hiểu biết rõ ràng hơn về tiền bạc. Tiền là gì và nó hoạt động như thế nào? Và bạn có thể giúp chúng phát triển những kiến thức này.


Đầu tiên, hãy cố gắng dạy trẻ em những đồng tiền khác nhau với giá trị của chúng khi so với nhau. Hãy sử dụng hình ảnh trên các đồng tiền để giúp trẻ xác định từng mệnh giá tiền khác nhau.
Dạy con tiêu tiền là dạy làm người 1319852873-day-be-tieu-tien
Hãy là tấm gương tốt cho con trong việc tiêu và tiết kiệm tiền. (Ảnh minh họa).


Thực hiện giao dịch


Một khi con của bạn đã có hiểu biết tương đối về giá trị của mỗi đồng tiền, bạn có thể thử cho chúng một số tiền nho nhỏ khi đi mua sắm. Hãy giao cho trẻ phụ trách mua một mặt hàng quen thuộc nào đó. Điều này sẽ không chỉ giúp trẻ thực hành tìm hiểu các đồng tiền, nó cũng giúp thúc đẩy hiểu biết của trẻ về sự cần thiết phải trả tiền cho mỗi mặt hàng hàng ngày.


Một khi trẻ em bắt đầu đi học, đó cũng là một thời điểm tốt để bắt đầu cho trẻ tìm hiểu những khái nệm đơn giản về tài chính gia đình. Ví dụ, hãy cho trẻ biết rằng tiền của gia đình sẽ được sử dụng như thế nào. Không cần cho trẻ biết số tiền cụ thể, tuy nhiên bạn có thể chia sẻ để chúng biết rằng những người lớn trong gia đình phải làm việc vất vả để kiếm tiền, và tiền được sử dụng để mua các mặt hàng khác nhau cần thiết cho gia đình.


Bạn cũng có thể giải thích cho trẻ em rằng số tiền còn lại sẽ được tiết kiệm trong các hoạt động đặc biệt của gia đình, chẳng hạn một kỳ nghỉ, hoặc tấm nệm mới, hay một chiếc ô tô.


Tuy nhiên, trong khi hầu hết trẻ em khoảng sáu, bảy tuổi có thể bắt đầu hiểu rằng người lớn đi làm gì để kiếm tiền và sử dụng tiền để trả cho các mặt hàng, chúng ta cũng cần hiểu là hiểu biết của trẻ sẽ bị hạn chế. Ví dụ, nhiều trẻ ở độ tuổi này vẫn thấy số tiền của gia đình dường như vô tận.


3. Các bài học về tiền bạc


Tiêu tiền mặt bài học đầu tiên về thu nhập




Tiền tiêu vặt là một bài học sớm cho trẻ về việc tiếp nhận thu nhập. Khi một đứa trẻ bắt đầu đi học là một thời điểm tốt để bắt đầu nghĩ về đến việc cho trẻ một khoản thu nhập thường xuyên dưới hình thức tiền tiêu vặt.


Heo đất, bài học đầu tiên về việc tiết kiệm


Cũng giống như tiền tiêu vặt là bài học đầu tiên trong việc kiếm thu nhập, heo đất là bài học đầu tiên để trẻ biết tiết kiệm tiền để đạt được một mục tiêu nào đó.


Khi thảo luận về tiêu tiền vặt với con trẻ, hãy khuyến khích trẻ tiết kiệm. Bạn có thể giúp con thiết lập một thói quen tiết kiệm tốt bằng cách để tiết kiệm một tỉ lệ phần trăm nhất định (hoặc tất cả) tiền túi của chúng mỗi tuần.


Hãy nói chuyện với trẻ về những vật mà trẻ muốn tiết kiệm để mua – đó có thể là một đĩa DVD, một dụng cụ âm nhạc, hoặc một chiếc xe đạp. Mục tiêu đó sẽ cung cấp cho trẻ động cơ để tiết kiệm.


Nếu bạn có thể thấy rằng các mục tiêu nằm ngoài tầm với của trẻ nhưng bạn vẫn muốn trẻ tiết kiệm, bạn có thể đóng góp một số tiền nhất định cho mỗi 10.000VNĐ mà trẻ tiết kiệm. Điều này vừa giúp thưởng cho thói quen tiết kiệm tốt của trẻ nhỏ, và khiến trẻ có động lực để tiết kiệm nhiều hơn nữa.
Về Đầu Trang Go down
 
Dạy con tiêu tiền là dạy làm người
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vấn đáp: Chuyển nghiệp đồ tể, chết ngang, hết si tình người tu, điềm lành lúc ngủ, ngoại cảm có thật không, công đức phóng sanh, quỵt tiền không trả nợ
» Xe tải tông chết 2 người, 3 người bị thương 30/10/2011 11:02
» Vấn đáp: Niệm Phật phước sinh, không niệm Phật là tạp tu, phước phục vụ cộng đồng, phước cứu người, quy y người dưới 10 tuổi, lễ cưới tại chùa, chồng lý tưởng, số kiếp
» Thư gửi tiểu đại gia của em
» TIỂU BẢO VÀ KHANG HY

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn ...::: TEEN :::... :: HỌC LÀM NGƯỜI :: HẠT GIỐNG TÂM HỒN-
Chuyển đến